Dinh dưỡng hôm nay

Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tình trạng kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng và cơ thể suy nhược giảm miễn dịch

1.Nguyên nhân:

Lý do trẻ bị tiêu chảy cấp là vì nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh như ăn đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Ngoài ra cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau đi đi vệ sinh.

2.Triệu trứng:

- Trẻ bị sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C gây co giật

- Đi ngoài 10 – 15 lần/ngày

- Phân lỏng, nhiều nước có mùi chua, không có máu.

- Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn

- Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước, tiểu ít

- Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban.

3.Cách xử lý khi điều trị tại nhà:

  Trong tiêu chảy cấp do virut, điều trị quan trọng số một đó là bù nước. Các biện pháp điều trị khác như men vi sinh hoặc Thu*c giảm tiết đường ruột… chỉ là biện pháp bổ sung.

- Bù nước: Nước được ưu tiên là dung dịch oresol. Với một gói này, cần phải pha chuẩn với 200ml hoặc 1.000ml nước đun sôi để nguội (tùy từng loại gói có qui định cách pha tỷ lệ cụ thể trên nhãn), không được pha đặc hơn hoặc loãng hơn. Người chăm sóc trẻ cần lưu ý, sau mỗi lần trẻ đi tiêu chảy thì cần cho trẻ uống dung dịch này và chỉ uống từng muỗng nhỏ hoặc ngụm nhỏ. Cứ từ từ bền bỉ như vậy cho đến khi trẻ từ chối thì ngừng, không nên ép trẻ phải uống sẽ tạo tâm lý cho trẻ sợ và phản ứng lại mỗi khi phải uống Thu*c.

   Do nước oresol có vị lợ, đa số trẻ không thích uống nếu trẻ không quá khát. Trường hợp trẻ không thích uống oresol, thì nước dừa là một lựa chọn thay thế tốt, tiếp theo là nước lọc. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt công nghiệp. Nước trái cây khác cũng có thể uống nhưng nên hạn chế đặc biệt những loại có nhiều vitamin C.

   Việc bù nước được thực hiện xuyên suốt quá trình bệnh từ khi trẻ bị nôn cho đến khi nhận thấy phân của trẻ tốt lên.

- Men vi sinh: Men vi sinh là các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, khi bổ sung sớm có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy được một ngày so với không bổ sung. Do vậy, quyết định dùng men vi sinh hay không phụ thuộc vào mỗi gia đình. Nhưng men vi sinh không có hại thêm cho tình trạng tiêu chảy cấp do virut của trẻ, nên nếu trẻ chịu uống thì nên bổ sung, dù lợi ích không nhiều như mong đợi.

- Thu*c giảm tiết nước đường ruột: Tương tự như men vi sinh, Thu*c này không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tác dụng chính của nó là làm giảm lượng nước trong phân, tuy nhiên không nhiều. Ví dụ phân của trẻ khi tiêu chảy chiếm 10 phần nước thì nếu uống Thu*c thì còn 8-9 phần. Do đó, Thu*c cũng có tác dụng làm giảm được nguy cơ mất nước một chút. Ưu điểm của Thu*c là an toàn, dễ uống và hiếm tác dụng phụ. Do vậy nếu có điều kiện và trẻ chịu uống thì nên dùng.

Thu*c này muốn có hiệu quả thì phải dùng sớm ngay từ ngày đầu trong giai đoạn phân nhiều nước. Chuyển sang giai đoạn đi nhiều lần mỗi lần một ít phân thì Thu*c không hiệu quả lắm.

- Thu*c hấp phụ: Điển hình trong nhóm này là smecta cũng có thể dùng cho trẻ vì đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, Thu*c này nên dùng trong giai đoạn sau: Trẻ đi tiêu nhiều lần, nhưng mỗi lần chỉ một chút phân. Không nên dùng nếu  phân có máu, trẻ sốt cao.

- Kẽm: Kẽm không phải là ưu tiên với những trẻ em được chăm sóc đầy đủ, có chế độ ăn uống đa dạng, ăn thịt cá tốt. Kẽm có ý nghĩa với trẻ em ở vùng nông thôn nghèo, không được ăn uống đầy đủ hoặc đối với trẻ bị trẻ suy dinh dưỡng. Đối với những trẻ này, kẽm rất có ích giúp rút ngắn thời gian bị bệnh và mức độ bệnh. Tuy nhiên, khi uống kẽm lại làm tăng  nguy cơ nôn ói. Nên dùng kẽm dạng viên hoặc bột, hạn chế dùng loại siro, tùy theo lứa tuổi mà bác sĩ sẽ hướng dẫn liều dùng.

- Thu*c chống nôn: Triệu chứng đáng sợ nhất trong tiêu chảy cấp do virut là nôn nhiều ở giai đoạn đầu. Do đó, các hiệp hội tiêu hóa thống nhất cân nhắc dùng Thu*c chống nôn ondansetron liều duy nhất. Thu*c này làm giảm được nguy cơ mất nước và nhập viện do nôn quá nhiều. Các Thu*c chống nôn bao gồm: domperiodone, metochlopramid, dimenhydramine, promethazine, dexamethasone; Thu*c làm giảm nhu động ruột loperamide, nospa… không được khuyến cáo dùng trong bệnh này.

4.Biện pháp phòng ngừa:

Tiêu chảy cấp rất dễ mắc phải và chúng ta cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lí đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, càng nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy cấp.

- Ăn chín, uống sôi: sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không sử dụng đồ ăn để lâu ngày.

- Uống nước sôi, không được uống nước lã hay nguồn nước bị ô nhiễm.

- Tiêm  phòng định kì cho trẻ, tiêm các loại vacxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy.

- Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn.

- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Có thể cho ăn hầu hết những gì trẻ muốn, trừ thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và những loại thức ăn quá ngọt (nhiều đường).

- Vẫn tiếp tục cho trẻ uống sữa như cũ, không cần pha loãng, không cần đổi sữa tiêu chảy. Các loại sữa dành cho trẻ tiêu chảy có chỉ định khi: Tiêu chảy kéo dài (quá 14 ngày) tiêu chảy nặng và có bằng chứng của  hiện tượng không dung nạp lactose thứ phát. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

- Nên cho trẻ ăn thêm một bữa trong 2 tuần tiếp theo sau khi trẻ hết bệnh để lấy lại cân nặng đã mất khi bị bệnh.

- Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi tiêu chảy, chỉ nên dội nước nhẹ nhàng và thấm khô hậu môn, thoa kem có oxid kẽm để tránh hăm da quanh hậu môn.

- Khi trẻ sốt cao, khát nước dữ dội, lừ đừ, không uống được, đi ngoài phân có máu; hoặc khi trẻ đi tiêu hơn 3 ngày mà phân không cải thiện; trẻ không đi tiểu trong vòng 4-6 tiếng liền… cần đưa trẻ đi khám.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2f5a2a76801b71323e8222)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY