Tâm sự hôm nay

Tim có một sức chịu đựng chưa từng thấy

Trước mặt anh là một thanh niên trạc 19 - 20 tuổi, mặt nhợt nhạt, thở thoi thóp, vạt áo trước ngực thấm đầy máu tươi, mạch đập yếu ớt và nhanh, đôi khi không bắt được…
Vào buổi sáng tinh mơ mùa thu năm ấy, khi phần lớn người dân Hà Nội còn đang say sưa trong giấc ngủ thì M. cũng vừa mổ xong một ca cấp cứu nặng. Bước vào phòng bác sĩ trực lúc 5 giờ sáng, anh sắp sửa ngả lưng nghỉ một lát thì chuông điện thoại lại reo lên mời anh ra phòng khám.

Trước mặt anh là một thanh niên trạc 19 - 20 tuổi, mặt nhợt nhạt, thở thoi thóp, vạt áo trước ngực thấm đầy máu tươi, mạch đập yếu ớt và nhanh, đôi khi không bắt được…

Anh vội lấy kéo cắt bỏ nhanh chiếc áo của nạn nhân, để lộ một vết thương đút lọt một ngón tay nằm ngay trên lồng ngực vùng trước tim đang chảy máu. Vết thương tim rồi!!!

Ngay lập tức, bệnh nhân được đẩy vào phòng mổ, đặt nằm trên bàn mổ dưới ánh đèn sáng tập trung và gây mê nội khí quản. Còn anh, khoác vội chiếc áo mổ và đeo cặp găng tay vô trùng, không kịp rửa tay nữa, vội mở nhanh lồng ngực bên trái. Trong ngực tràn ngập máu, hút ra được khoảng trên một lít máu tươi. Sau khi mở rộng màng ngoài tim trước dây thần kinh hoành trái, anh nhìn thấy vết thương to đút lọt ngón tay trỏ nằm trên thành tim trái. Qua vết thương đó, máu phụt ra theo nhịp đập yếu ớt của trái tim còn thoi thóp sống. Anh lấy hai ngón tay của tay trái bịt kín vết thương tim, tay phải dùng chỉ tơ khâu một mũi hình chữ X ngay trên vết thương tim.

Bằng mũi khâu đơn giản ấy, vết thương tim đã được bít kín và máu đã ngừng chảy hoàn toàn. Lúc đầu tim đập trở lại yếu ớt, tưởng chừng bệnh nhân đã thoát ra khỏi vòng nguy hiểm. Nhưng không! Chỉ sau hai ba phút tim lại đập yếu đi. Mặc dù đã cố gắng xoa bóp tim trực tiếp, truyền máu vào động mạch, tiêm Thu*c trợ tim, kích thích tim…, tim vẫn đập yếu dần, cuối cùng chỉ còn nhận thấy trên trái tim những làn sóng rung rung như gợn nước lăn tăn trên mặt hồ mà các nhà chuyên khoa tim gọi là “hiện tượng rung tim”. Nếu tình trạng này kéo dài trên 5 - 6 phút thì chắc chắn bệnh nhân sẽ Tu vong.

Anh lập tức dùng máy phá rung tim, bắt tim trái hoạt động trở lại. Sau lần phá rung thứ nhất, tim đập lại ngay nhưng rồi lại yếu đi rất nhanh và lại rung rung như lúc ban đầu…Cứ như thế, anh phải dùng máy phá rung tim đến lần thứ sáu, nhịp tim mới trở lại được tương đối bình thường. Và tới khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định, lồng ngực mới được đóng kín lại. Ca mổ hoàn tất đúng 6 giờ 15 phút sáng.

Nhờ có êkíp gây mê hồi sức tốt, ba ngày sau, bệnh nhân K. đã ngồi dậy, đi lại và ăn uống được. K. nắm chặt bàn tay người thầy Thu*c đã cứu sống anh và kể lại mẩu chuyện còn nhớ lơ mơ trong tâm trí: “Sáng hôm đó anh phải đến nhà máy sớm để nhận ca. Đang phóng xe đạp thì trước mặt anh… Gần quá mất rồi! Một chiếc xe bò chở tre nứa ngổn ngang đi ngược chiều, không treo đèn báo hiệu. Rồi anh ngã xuống ngất đi không còn biết gì nữa!”.

Vào thời trung cổ, người ta cho vết thương tim là một tổn thương không thể cứu chữa được. Tuy vậy, ở thế kỷ thứ XVI, người ta đã để ý rằng khi tim bị thương, nạn nhân vẫn còn có thể sống được một thời gian nào đó. Ambroise Paré - nhà phẫu thuật người Pháp nổi tiếng thời đó đã kể lại một trường hợp như sau: “Khi hai người đấu súng, người bị thương còn đuổi được kẻ địch tới 200m rồi mới gục xuống ch*t”. Một xạ thủ ở thế kỷ thứ XVII đã tìm thấy một viên đạn cũ trong tim một con hươu bị ông ta bắn ch*t. Cũng trong thế kỷ thứ XVII, Muylê đã viết về một trường hợp bị thương vào tim mà nạn nhân vẫn sống tiếp được 16 ngày không điều trị gì cả. Vôn-phơ cho biết một trường hợp vết thương tim tự khỏi và ở chỗ bị thương để lại một vết sẹo.

Năm 1965, nhà phẫu thuật Nga nổi tiếng Pirogof nhận thấy rằng 90% các nạn nhân bị vết thương tim đã qua đời nếu không được cứu chữa kịp thời. Điều đó đã làm cho các nhà phẫu thuật phải suy nghĩ và thấy rằng việc mở lồng ngực gấp để khâu vết thương tim là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

Dẫu biết thế, cho đến nửa đầu thế kỷ XX, khoa phẫu thuật điều trị các bệnh tim nói chung và điều trị vết thương tim nói riêng cũng không thể tiến bộ và phát triển lên được vì sự bảo thủ của một số phẫu thuật viên. Ví dụ, Bi lơ rốt, một nhà phẫu thuật nổi tiếng thời đó đã tuyên bố rằng: “Phẫu thuật viên nào can đảm khâu vết thương tim sẽ bị các đồng nghiệp của họ khinh miệt!”.

Dù vậy, từ hơn nửa cuối thế kỷ XX, khoa phẫu thuật điều trị các bệnh và dị tật bấm sinh ở tim, trong đó có cả vết thương tim, đã phát triển vượt bậc, đã có nhiều tiến bộ và cống hiến to lớn.

Hiện nay các nhà phẫu thuật chuyên khoa tim đã khẳng định rằng trái tim tuy là một cơ quan mảnh khảnh nhưng lại là cơ quan có sức sống mãnh liệt nhất so với các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Vì thế, việc mổ xẻ điều trị các bệnh và dị tật trong tim hiện nay không còn là một vấn đề khó khăn và không phải là một sự lạ nữa.

Trái tim của con người có chịu đựng">sức chịu đựng chưa từng thấy! Thế mà các nhà phẫu thuật ở thế kỷ XIX không dám đụng chạm tới vì nghĩ rằng nó là một cơ quan mảnh khảnh, rất nhạy cảm, chỉ cần đụng dao kéo vào một chút cũng có thể làm cho nó ngừng đập ngay!

GS.TS. NGUYỄN KHÁNH DƯ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-co-mot-suc-chiu-dung-chua-tung-thay-8693.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY