Nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí Nature Communications của các nhà khoa học Đại học Aarhus, Đan Mạch cho thấy, họ đã tìm ra cách ngăn chặn các phản ứng dị ứng trước khi chúng xảy ra bằng việc sử dụng các kháng thể.
GS. EdzardSpillner, tác giả chính cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu các kháng thể
dị ứng ở người (IgE) và cách nó gắn vào tế bào - đây là cơ chế kích hoạt sản xuất histamin gây
dị ứng. Các nhà khoa học phát hiện có thể dùng một kháng thể khác có tên 026 sdab để thay thế vị trí của IgE. Kháng thể 026 sdab hoạt động bằng cách ngăn ngừa IgE nhận được hai loại thụ thể miễn dịch là CD23 và EceRI - do đó
ngăn chặn được phản ứng
dị ứng ngay từ khi nó mới bắt đầu. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng máu của người bị
dị ứng với phấn hoa và nọc độc côn trùng, sau đó bắt đầu phản ứng
dị ứng khi tiếp xúc với kháng thể mới. Kháng thể mới mất 15 phút để giảm mức IgE xuống 30% đồng thời phá vỡ sự tương tác giữa phân tử
dị ứng và tế bào miễn dịch. Theo GS. EdzardSpillner: “Khi IgE trên tế bào miễn dịch được loại trừ và thay thế bằng kháng thể khác, phản ứng
dị ứng sẽ không xảy ra”. Phát hiện này giúp các nhà khoa học đưa ra phương pháp điều trị mới cho những người bị
dị ứng.
Quốc Tuấn (
(Theo Sciencealert))