Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Tot hema - Thuốc cung cấp sắt, phòng thiếu sắt

Sau khi uống một lượng lớn Thuốc, những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi: các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại tử dạ dày ruột

Dung dịch uống: Ống 10 ml, hộp 20 ống.

Thành phần

Mỗi 1 ống:

Gluconate ferreux tính theo Fe 50mg.

Manganèse gluconate tính theo Mn 1,33mg.

Cuivre gluconate tính theo Cu 0,70mg.

(Saccharose) (Glucose)

Dược lực học

Cung cấp chất sắt dưới dạng muối ferreux (50 mg nguyên tố sắt cho mỗi ống Thuốc).

Dược động học

Muối ferreux thường được hấp thu yếu (10-20% liều uống vào). Sự hấp thu này tăng lên khi mà nguồn dự trữ chất sắt trong cơ thể giảm.

Quá trình hấp thu diễn ra phần lớn ở tá tràng và phần gần hỗng tràng.

Chỉ định

Điều trị thiếu máu thiếu sắt.

Dự phòng thiếu chất sắt ở phụ nữ có thai, trẻ còn bú sinh thiếu tháng, trẻ sinh đôi hoặc có mẹ bị thiếu chất sắt, khi nguồn cung cấp chất sắt từ thức ăn không đủ đảm bảo cung cấp chất sắt.

Chống chỉ định

Quá tải chất sắt, đặc biệt là trong thiếu máu thông thường hoặc tăng chất sắt trong máu như trong bệnh thiếu máu vùng biển (bệnh Thalassémie), thiếu máu do suy tủy.

Chú ý

Dùng Thuốc không có hiệu quả trường hợp giảm chất sắt trong máu có phối hợp với hội chứng viêm.

Trong chừng mực có thể, nên phối hợp điều trị bổ sung chất sắt với điều trị nguồn gốc bệnh.

Thận trọng

Uống nhiều trà sẽ giảm hấp thu chất sắt.

Trường hợp bệnh nhân đang theo chế độ ăn kiêng hydrate carbone, cần lưu ý rằng mỗi ống Thuốc có chứa 3 g saccharose.

Để tránh khả năng răng bị nhuộm đen (sẽ tự khỏi sau đó), tránh ngậm lâu dung dịch Thuốc trong miệng.

Tương tác

Không nên phối hợp

Sắt (dạng muối ; đường tiêm): Xỉu, thậm chí sốc do giải phóng nhanh sắt từ dạng phức hợp và do bão hòa sidérophiline.

Thận trọng khi phối hợp

Ciprofloxacine: Giảm sinh khả dụng của ciprofloxacine do tạo chelate và do một tác dụng không chuyên biệt trên khả năng hấp thu của ống tiêu hóa. Dùng các Thuốc này cách xa nhau (trên 2 giờ nếu có thể).

Cycline (đường uống): Giảm hấp thu của cycline ở đường tiêu hóa (do hình thành phức chất). Dùng các Thuốc này cách xa nhau (2 giờ chẳng hạn).

Muối, oxyde, hydroxyde của Mg, Al và Ca (phủ niêm mạc dạ dày-ruột): Giảm hấp thu đường tiêu hóa của muối sắt. Dùng các Thuốc này cách xa nhau (2 giờ chẳng hạn). - Diphosphonate (đường uống) : giảm hấp thu các diphosphonate. Dùng các Thuốc này cách xa nhau (2 giờ chẳng hạn).

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa : buồn nôn, nóng rát dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy. Phân có màu đen là bình thường.

Liều lượng, cách dùng

Pha loãng ống Thuốc trong nước (có đường hoặc không), uống trước các bữa ăn, chia làm nhiều lần trong ngày.

Điều trị

Người lớ : 100 đến 200 mg Fe/ngày. - Trẻ em/Trẻ nhũ nhi : 5 đến 10 mg Fe/kg/ngày.

Dự phòng

Phụ nữ mang thai: 50 mg Fe/ngày, trong 2 quý sau của thai kz (hoặc từ tháng thứ tư).

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị phải đủ để điều chỉnh sự thiếu máu và hồi phục lại nguồn dự trữ chất sắt, ở người lớn là 600 mg ở phụ nữ và 1200 mg ở nam giới.

Thiếu máu thiếu sắt: 3 đến 6 tháng tùy theo mức độ hao hụt nguồn dự trữ, có thể lâu hơn nếu nguyên nhân gây thiếu máu không được kiểm soát.

Quá liều

Sau khi uống một lượng lớn Thuốc, những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi: các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại tử dạ dày-ruột, đa số trường hợp có kèm theo nôn, mửa và tình trạng sốc.

Cần điều trị càng sớm càng tốt, tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri bicarbonate 1%. Sử dụng các chất tạo phức chelate rất có hiệu quả, nhất là khi dùng déféroxamine, chủ yếu khi nồng độ chất sắt trong máu trên 5 mg/ml. Tình trạng sốc, mất nước và bất thường acide-base được điều trị bằng các phương pháp cổ điển.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/t/tot-hema/)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY