Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP HCM kiến nghị cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được xét nghiệm nCoV

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Y tế cho phép phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được thực hiện xét nghiệm về virus corona nhằm giảm tải cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn điện thoại hỏi thăm tình hình sức khỏe của bệnh nhân nhiễm nCoV từ phòng cách ly Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN).

Thành phố Hồ Chí Minh hạn chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra lây lan trong cộng đồng, giảm thiểu tối đa các trường hợp Tu vong do dịch bệnh này.

Đây là chia sẻ của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu chiều 9/2.

Hoan nghênh những nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhìn nhận thành phố đã có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan như phân luồng điều trị, thực hiện cách ly, giám sát ca nghi nhiễm…

Ngoài 3 trường hợp mắc bệnh từ vùng dịch trở về, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh chưa phát sinh thêm ca mắc mới nCoV.

Tuy nhiên, địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh rộng, lưu lượng người dân đi lại, du lịch nhiều nên việc mỗi quận, huyện chỉ có 2 đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh nCoV vẫn còn hạn chế.

Do đó, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị thành phố tăng cường thêm lực lượng này để lập nên hàng rào chắn vững chắc ngăn ngừa dịch lây lan.

"Chúng ta không được chủ quan bởi tình hình dịch bệnh đang rất phức tạp và có nhiều diễn biến khó lường. Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng thêm lực lượng phản ứng nhanh, xây dựng thêm các khu cách ly các ca nghi ngờ tại các bệnh viện quận, huyện; hạn chế đưa người nghi nhiễm lên tuyến trên vừa gây quá tải, vừa tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện," Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tính đến ngày 9/2, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xác định 3 trường hợp nhiễm virus Corona, trong đó 1 trường hợp đã khỏi bệnh. 27 trường hợp nghi ngờ đã cho kết quả âm tính.

Các bệnh viện trên địa bàn cũng đã theo dõi 39 trường hợp có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, trong đó trong đó 11 ca đã kết thúc theo dõi, 18 ca đang được cách ly tập trung và 10 trường hợp cách ly tại nhà.

Riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, từ cuối tháng 1/2020 đến nay, đã tiếp nhận 44 trường hợp nghi nhiễm bệnh, trong đó 1 trường hợp dương tính với virus Corona.

Trong 44 ca nghi ngờ nhiễm bệnh có 18 người quốc tịch Trung Quốc, 18 người quốc tịch Việt Nam, 4 người quốc tịch Mỹ, 1 người Ấn Độ, 1 người Đức, 1 người Nga và 1 người đến từ Italy.

Hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đang theo dõi cách ly 13 trường hợp nghi ngờ, điều trị 1 ca dương tính (trường hợp Việt kiều T.H.K) và 1 ca có triệu chứng bệnh nhưng chưa có kết quả xét nghiệm.

Để phòng chống bệnh lây lan, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều biện pháp khẩn cấp, trong đó có việc chuẩn bị các khu vực thu dung cách ly, điều trị tại các bệnh viện tuyến thành phố và bệnh viện tuyến quận, huyện.

Đặc biệt, sự ra đời của Bệnh viện dã chiến tại huyện Củ Chi chính thức hoạt động vào ngày 10/2 là một trong những sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó của Thành phố Hồ Chí Minh nếu dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.

Song song với biện pháp cách ly người nghi nhiễm bệnh và người đã nhiễm bệnh, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Y tế cho phép phòng xét nghiệm của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được thực hiện xét nghiệm về virus corona nhằm giảm tải cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cũng như đẩy nhanh thời gian xét nghiệm đối với những ca nghi ngờ.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trước nguy cơ dịch bệnh nCoV lây lan trong cộng đồng, thành phố đã triển khai nhiều biện pháp phòng bệnh, trong đó đáng kể nhất là huy động sự tham gia của toàn bộ các sở, ngành liên quan cùng chung tay chống dịch.

Bệnh nhân T.H.K. dương tính với virus corona đang được cách ly, điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN).

Mặc dù là địa bàn rộng, mật độ dân cư đông cùng với lưu lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc nhiều nhưng cho đến thời điểm này Thành phố Hồ Chí Minh đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh nCoV, không có ca bệnh phát sinh nội tại trên địa bàn.

"Chúng tôi đã yêu cầu các sở, ngành và 24 quận, huyện thực hiện phòng, chống dịch theo phương châm 5 tại chỗ, mỗi đơn vị đều phải có một kế hoạch ứng phó riêng tùy tình hình thực tế. Chúng tôi quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, không để người mắc bệnh Tu vong trên địa bàn thành phố," ông Liêm nhấn mạnh.

Theo TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cac-benh-dich/tp-hcm-kien-nghi-cho-benh-vien-benh-nhiet-doi-duoc-xet-nghiem-ncov-tintuc458593)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY