Tin tức hôm nay

Tin tức

TP Hồ Chí Minh đề xuất quy trình xét nghiệm và điều tra truy vết

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề xuất 2 quy trình giám sát, gồm Quy trình Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 và Quy trình tổ chức điều tra, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19.

Sáng 4/7, phó chủ tịch ubnd tp hồ chí minh ngô minh châu chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về giải pháp thay đổi quy trình xét nghiệm và điều tra truy vết.

Phát biểu tại cuộc họp, phó giám đốc sở y tế tp hồ chí minh, bs nguyễn hoài nam cho biết, thời gian qua, công tác xét nghiệm, vận chuyển mẫu và trả kết quả xét nghiệm có nhiều vấn đề phải cần chấn chỉnh.

Vì vậy, sở đề xuất 2 quy trình giám sát, gồm quy trình tổ chức xét nghiệm sars-cov-2 và quy trình tổ chức điều tra, truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm covid-19.

Về sơ đồ tổ chức xét nghiệm, sở y tế đề xuất phó chủ tịch ubnd tp ngô minh châu chỉ đạo chung; phó giám đốc sở y tế nguyễn hoài nam quản lý chung; phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật tp phan thanh tâm chịu trách nhiệm cung ứng môi trường lấy mẫu, ppe, vật tư tiêu hao, điều phối mẫu xét nghiệm về cơ sở xét nghiệm.

Các đơn vị hỗ trợ có nhiệm vụ lấy mẫu cộng đồng bao gồm các bệnh viện trên địa bàn TP. Các Trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức có nhiệm vụ tổ chức lấy mẫu cộng đồng; lấy mẫu truy vết, tầm soát cộng đồng, mẫu khu cách ly; vận chuyển mẫu về cơ sở xét nghiệm, trong đó mẫu F1 trong vòng 2 giờ từ khi lấy mẫu, mẫu khác trong vòng 24 giờ từ khi lấy mẫu.

Các cơ sở xét nghiệm khẳng định covid-19 có nhiệm vụ xét nghiệm cho quận huyện được phân công phụ trách và theo điều phối của trung tâm kiểm soát bệnh tật tp (hcdc), trả kết quả.

Trong đó mẫu tầm soát cộng đồng trả kết quả trong 24 giờ từ khi lấy mẫu; mẫu F1 trả kết quả trong 6-10 giờ từ khi nhận mẫu; mẫu nghi nhiễm F1 trả kết quả trong 6-10 giờ kể từ khi nhận mẫu; mẫu F2, người cách ly trả kết quả trong 24 giờ kể từ khi lấy mẫu.

Đối với mạng lưới giám sát điều tra dịch tễ truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm covid-19 được đề xuất phân làm 2 nhóm: nhóm phục vụ điều tra truy vết và nhóm tầm soát mở rộng. hoạt động điều tra truy vết được thành lập với các đội chuyên nghiệp tại địa phương với sự hỗ trợ của các sở thông tin và truyền thông và công an tp hồ chí minh.

TP Hồ Chí Minh cần có quy trình khoa học hơn trong giám sát, điều tra dịch tễ, xét nghiệm các trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19

Sở y tế cũng đề xuất quy trình giám sát, điều tra dịch tễ truy vết các trường hợp liên quan ca nhiễm covid-19 được thực hiện theo 5 bước cơ bản. trong đó bước 1 là thông báo ca f0, bước 2 là điều tra f0, xác định các “mốc dịch tễ” với sự tham gia của nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ (công an, tổ trưởng, người quản lý nhân sự, quản lý các địa điểm có mốc dịch tễ, chính quyền địa phương, công an phường/xã/thị trấn…).

Bước 3 là chuyển mốc dịch tễ với sự tham gia của bộ phận điều phối của Trung tâm Y tế, HCDC. Bước 4: Lập danh sách F1 tại từng mốc dịch tễ, lập danh sách F1 với sự tham gia của các lực lượng: tổ trưởng, tổ COVID cộng đồng, công an khu vực, tình nguyện viên…). Bước 5: Tổ chức cách ly F1 với sự tham gia của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của Quận huyện, Phường xã.

Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu cho rằng, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tổ chức lại các hoạt động phòng chống dịch bệnh cần theo phương châm: trật tự, an toàn, đúng diện, đúng điểm, thông suốt.

Việc xét nghiệm và truy vết, khoanh vùng cần được tổ chức lại khoa học, nhịp nhàng hơn. việc lấy mẫu xét nghiệm cần làm theo tổ dân phố kết hợp phân chia theo giờ hợp lý, đảm bảo giãn cách. đội ngũ lấy mẫu phải chuyên nghiệp, kinh nghiệm, vật tư y tế đầy đủ, mẫu lấy phải đạt kết quả.

Bên cạnh đó, cách giao mẫu cũng cần thay đổi. một ngày cần giao mẫu 3 lần, đảm bảo máy xét nghiệm chạy đều, phù hợp năng lực lấy mẫu xét nghiệm.

Theo phó chủ tịch ubnd tp ngô minh châu, địa phương này sẽ thành lập trung tâm điều hành xét nghiệm do 1 phó chủ tịch ubnd tp phụ trách nhằm phân bổ lực lượng linh hoạt. để đẩy nhanh tốc độ truy vết, mỗi quận huyện sẽ cần bổ sung thêm 10-30 nhân lực chuyên điều tra truy vết tùy theo tình hình dịch bệnh của từng quận huyện.

H.Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/TP-Ho-Chi-minh-de-xuat-quy-trinh-xet-nghiem-va-dieu-tra-truy-vet-khoa-hoc-hon-648469/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY