Tin y tế hôm nay

Tin y tế

TPHCM: 4 tháng đầu năm có 3 trường hợp Tu vong, hơn 20.000 ca mắc sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tính đến hết tháng 4/2019, trên địa bàn có hơn 20.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 3 người Tu vong.

Cụ thể, số toàn thành phố ghi nhận đến hết tháng 4 là 20.758 trường hợp. Trong đó, 11.805 trường hợp điều trị nội trú, 8.953 trường hợp điều trị ngoại trú.

Theo BS. Lê Hồng Nga, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, mặc dù bệnh đang ở giai đoạn thấp điểm trong năm nhưng vẫn ở mức cao hơn tuần cùng kỳ những năm trước.

Đã có 3 do sốt xuất huyết được ghi nhận ở huyện Củ Chi, quận Tân Phú vào tháng 1 và quận Bình Tân vào tháng 4. Trong đó có 2 ca người lớn (ở huyện Củ Chi và quận Bình Tân) 1 ca trẻ em (14 tuổi, ngụ quận Tân Phú).

Trước khi nhập viện, các bệnh nhân đều có những biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, do chủ quan và nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh còn thấp nên người bệnh nhập viện trễ, khi rơi vào nguy kịch với những biểu hiện sốc, suy đa cơ quan gia đình đưa đến bệnh viện nhưng việc điều trị không mang lại kết quả.

Cán bộ Trung tâm Y tế phun Thu*c diệt muỗi phòng chống bệnh SXH tại các khu dân cư.

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua trung gian muỗi vằn - loại muỗi lưu hành tại vùng nhiệt đới và gắn liền với đời sống dân cư đô thị. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cũng ảnh hưởng biến đổi khí hậu, càng làm cho bệnh sốt xuất huyến trở nên gánh nặng cho sức khỏe, cũng như như kinh tế của nhiều quốc gia. Chính vì vậy mà việc phòng sốt xuất huyết luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền, của ngành y tế và mọi tầng lớp nhân dân.

Hiện vắc xin phòng sốt xuất huyết chỉ mới thử nghiệm tại một số ít quốc gia. Do vậy, biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn là chủ động diệt lăng quăng ngay tại chính nơi ở, nơi làm việc của mỗi người, mỗi nhà, môi cơ quan, đơn vị. Điều này đòi hỏi ý thức tự giác của mọi người, mọi thành phần trong xã hội.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gia tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Trong 5 thập kỷ qua, số ca mắc SXH toàn cầu đã tăng gấp 30 lần và trở thành gánh nặng đối với dân số, hệ thống y tế và kinh tế của hầu hết các quốc gia vùng nhiệt đới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm toàn thế giới có 3,9 tỉ người ở 128 quốc gia có nguy cơ bị nhiễm vi rút sốt xuất huyết, 390 triệu người nhiễm, 96 triệu người bệnh nặng. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương gánh 75% gánh nặng toàn cầu do bệnh sốt xuất huyết gây ra.

Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương nhận định “Sốt xuất huyết Dengue ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kinh tế và toàn xã hội, buộc chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm về nó. Cá nhân, cộng đồng, tổ chức tư nhân cũng như cơ quan nhà nước cần chung tay hành động chống lại bệnh sốt xuất huyết”.

9 thông điệp truyền thông phòng chống sốt xuất huyết

1. Diệt lăng quăng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh sốt xuất huyết

2. Không lăng quăng, không muỗi, không sốt xuất huyết

3. Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến

4. Diệt lăng quăng và diệt muỗi tại chính ngôi nhà của mình

5. Lật úp các xô, lọ, chai... khi không dùng đến

6. Hằng tuần thay nước trong lọ hoa để tránh lăng quăng

7. Dọn dẹp vật phế thải và nơi đọng nước quanh nhà

8. Giữ gìn nhà cửa thông thoáng để hạn chế nơi muỗi ẩn nấp

9. Sử dụng bình xịt, nhang, kem chống muỗi để tránh muỗi chích

Nguyễn Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tphcm-3-truong-hop-tu-vong-hon-20000-ca-mac-sot-xuat-huyet--n157252.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY