Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

TP.HCM: Cách ly một Việt kiều nghi nhiễm Corona

(MangYTe)- “Hiện bệnh nhân đang được theo dõi sức khỏe và chờ kết quả xét nghiệm” – BS Mai cho biết thêm.

Sáng 2-2, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết hiện Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới TP.HCM đang cách ly ông TKH (73 tuổi, quốc tịch Mỹ) vì nghi ngờ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

“Hiện bệnh nhân  dõi sức khỏe và chờ kết quả xét nghiệm” – BS Mai cho biết thêm.

Trước đó, ngày 1-2, Công an phường 5, quận 3, TP.HCM có báo cáo nhanh trường họp ông H. nghi nhiễm virus Corona. 

Theo báo cáo, ông H. nhập cảnh vào Việt Nam ngày 16-1 và lưu trú tại khách sạn trên địa bàn phường 5, quận 3. Trước khi vào Việt Nam, ông H. có quá cảnh ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.


Chụ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì buổi họp phòng chống dịch Corona vào chiều 1-2. Ảnh: TRẦN NGỌC

Ngày 27-1, ông H. có biểu hiện ho nhiều, không sốt. Nghi ngờ ông H. nhiễm virus nCoV, nhân viên khách sạn đưa ông H. tới lBV Bệnh nhiệt đới TP.HCM để cách ly và thực hiện xét nghiệm vào chiều 31-1.

Ngoài ông H., khách sạn còn 6 người đang lưu trú và tám nhân viên. Công an phường và UBND phường 5 yêu cầu khách sạn không nhận thêm khách lưu trú. Bên cạnh đó, tổ phản ứng nhanh phòng dịch Corora phường 5 thực hiện khử trùng và cách ly toàn bộ khách cùng nhân viên khách sạn từ ngày 1-2 đến 15-2.

Ông H. là một trong bốn ca mà TP. HCM đang cách ly theo dõi do nghi nhiễm virus Corona. Hiện sức khỏe 4 người này đã ổn định và đang chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM. 

Sáng cùng ngày, BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho biết kết quả xét nghiệm gần đây ghi nhận ông Li Ding (66 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) âm tính với virus nCoV.

“Viêm đường hô hấp cấp là một loại bệnh mới, giới y khoa còn đang nghiên cứu để hiểu rõ thêm. Do vậy, mặc dù ông Li Ding âm tính với virus nCoV trong lần xét nghiệm gần đây nhưng chưa thể khẳng định đã hết nhiễm bệnh mà phải thực hiện xét nghiệm thêm hai lần mới có kết luận chính thức” – BS Thức nói.

Đến thời điểm hiện tại, TP.HCM ghi nhận hai trường hợp nhiễm virus nCoV. Cả hai đều là người Trung Quốc và cũng là hai cha con (trong đó người con đã điều trị khỏi) và bốn trường hợp nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện cách ly.

Trước tình hình dịch Corona có nguy cơ lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, TP.HCM liên tục tổ chức các buổi họp để đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

TRẦN NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/tphcm-cach-ly-mot-viet-kieu-nghi-nhiem-corona-886683.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY