Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Trẻ bị dị ứng, cần thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19

(MangYTe) - Chiều 29/10, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5002/QĐ- BYT về việc Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, trong đó có lưu ý rõ trường hợp nào đủ điều kiện tiêm, trường hợp nào trì hoãn, thận trọng...

Tại quyết định này, bộ y tế bổ sung bảng kiểm trước tiêm chủng vaccine phòng covid-19 đối với trẻ em được ban hành kèm theo quyết định 2470/qđ-byt ngày 14/6/2019 của bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.theo đó, ở phần sàng lọc, bảng kiểm trước tiêm chủng vaccine phòng covid-19 đối với trẻ em gồm có các công việc như: đo thân nhiệt, nhịp tim.có 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm, đó là:- hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng covid-19;- đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;- tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào;- rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;- mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu;- nghe tim, phổi bất thường;- phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);- các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).hướng dẫn của bộ y tế nêu rõ: nếu trẻ đủ điều kiện tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

Chống chỉ định tiêm vaccine cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng covid-19;trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…)..

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/tre-bi-di-ung-can-than-trong-khi-khi-tiem-vaccine-covid-19-439373.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY