Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Trẻ em cần chú ý gì về dinh dưỡng để phòng, chống dịch Covid-19

MangYTe - Trẻ nhỏ và các thai phụ là những đối tượng dễ bị tác động bởi các bệnh truyền nhiễm. Do đó, trong thời điểm thay đổi thời tiết, đặc biệt trong việc phòng, chống dịch Covid-19, việc bổ sung dinh dưỡng đa dạng, đủ chất cho bà mẹ và trẻ em cần đặc biệt được chú ý.

GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.

GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, bình thường trong cuộc sống hằng ngày, mọi người phải có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để bảo đảm nền thể lực và hệ miễn dịch thật tốt. Trẻ em có cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, chúng ta càng cần phải chú ý trong nuôi nấng trẻ nhỏ.

Đây là thông tin được GS Lê Danh Tuyên đưa ra tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19” do Báo Nhân Dân điện tử tổ chức.

Với trẻ em dưới sáu tháng tuổi, các bà mẹ phải cho bú sữa mẹ, để trẻ có được kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ. Về các chế độ ăn uống, cần phải tăng cường các vi chất để trẻ nhỏ có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, chế độ ăn bổ sung, uống thêm vi chất với trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý, chỉ dùng khi có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ.

Với bà mẹ mang thai, cần cung cấp đủ dinh dưỡng bằng cách nâng cao khẩu phần ăn của bà mẹ. Hằng ngày, chúng ta ăn khoảng 60 chất khác nhau, nhưng có 40 chất cơ thể không tự tổng hợp được, khi đó, phải lấy từ thức ăn. Do đó, chúng ta phải cung cấp đa dạng thực phẩm, thuộc nhiều nhóm khác nhau: đạm, dầu mỡ, tinh bột, rau xanh…

Với đối tượng nguy cơ cao như trẻ em và bà mẹ mang thai, phải tránh yếu tố lây nhiễm, tránh đến nơi đông đúc hoặc tiếp xúc người có nguy cơ cao. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mọi người phải rửa tay thường xuyên khi sờ vào các vật dụng như nắm cửa, tay vịn cầu thang…., sử dụng khẩu trang.

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải thay đổi lối sống sinh hoạt như hạn chế uống rượu, bia; hút Thu*c lá; tập thể dục đều đặn… để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.

Chia sẻ thêm về bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và thai phụ, TS Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương nhấn mạnh, đối với bé dưới sáu tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá. Về mặt dinh dưỡng, với trẻ trong độ tuổi cần duy trì nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên và cung cấp kháng thể cho em bé.

Đối với trẻ lớn hơn, cần phải cung cấp chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ có cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn, với số lượng như tháp dinh dưỡng do Viện Dinh dưỡng quốc gia xây dựng. Cần cho trẻ ăn đa dạng và đầy đủ các thực phẩm tăng cường miễn dịch tự nhiên như thịt/cá/trứng, các loại quả chín, các loại sữa chua có probiotic cũng giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

LAM NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43480602-tre-em-can-chu-y-gi-ve-dinh-duong-de-phong-chong-dich-covid-19.html)

Tin cùng nội dung

  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY