Kinh tế xã hội hôm nay

Trẻ em miền Tây bị đuối nước liên tiếp trong lúc nghỉ học phòng dịch Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên học sinh tiếp tục được nghỉ học. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng, các em hay tắm sông và đã xảy ra nhiều vụ trẻ bị đuối nước thương tâm.

Trong các ngày 12 và 14.3, tại hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã xảy ra 2 vụ khiến 3 trẻ em từ 9 - 11 tuổi thiệt mạng.

PV ghé khu vực Chợ 307 (thuộc xã Thanh Mỹ, H.Tháp Mười, Đồng Tháp) tìm hiểu về trường hợp đuối nước khiến bé H.T.N.A (9 tuổi) con của chị Bùi Thị Thùy Trang (ngụ ấp Lợi Hòa, xã Thanh Mỹ). Bé A. chiều ngày 12.3 khiến ai cũng xót xa.

Trẻ em miền Tây bị đuối nước liên tiếp trong lúc nghỉ học phòng dịch Covid-19 - ảnh 1

Gia đình và người thân bé H.T.N.A tìm kiếm thi thể em

Ảnh: CTV

Người thân của H.T.N.A kể lại, khoảng 15 giờ ngày 12.3, bé A. xuống mé sông trước nhà xem các bạn trong xóm tắm sông. Do không biết bơi, ban đầu A. chỉ đứng trên bờ xem các bạn. Một lúc sau thấy hiếu kỳ nên em cũng xuống tắm chung với các bé khác.

Thế nhưng, tắm được một lúc thì em bị trượt chân ra vị trí nước sâu, rồi bị chìm dần. Thấy vậy, các em trong nhóm la lên để người lớn giúp đỡ, cứu bé A., nhưng do dòng nước chảy siết em đã bị nước cuốn trôi.

Dù lực lượng công an cùng người dân địa phương tích cực hỗ trợ gia đình tìm kiếm bé A., nhưng đến chiều 13.3 thi thể em mới được tìm gặp ở cách vị trí bị chìm khoảng 100m.

Trẻ em miền Tây bị đuối nước liên tiếp trong lúc nghỉ học phòng dịch Covid-19 - ảnh 2

Đoạn sông nơi các bé Th. và T. bị đuối nước

Ảnh: Trí Thức

Còn tại TP.Long Xuyên (An Giang), chiều tối 15.3 thi thể của 2 em Đ.T.M.Th.(11 tuổi, học lớp 5, Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức) và em N.H.T. (10 tuổi, học lớp 4, Trường Tiểu học Châu Văn Liêm, đều thuộc TP.Long Xuyên) đã được tìm thấy ở dưới con rạch Tầm Bót, thuộc P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên trong sự đau đớn của gia đình và người dân địa phương.

Hai bé là chị em họ với nhau. Trưa ngày 14.3, bé T. sang chơi nhà ngoại (chỗ em Th. ở) rồi cả hai ra khu vực đầu rạch Tầm Bót tắm sông, sau đó bị mất tích.

Đến tối 14.3, do không tìm được 2 em nên gia đình đã báo công an địa phương vào cuộc tìm kiếm.

Đến chiều tối 15.3 lực lượng chức năng TP.Long Xuyên và gia đình tìm được thi thể 2 em ở đoạn sông Hậu giáp với rạch Tầm Bót.

Hoàn cảnh gia đình của 2 chị em Th. rất khó khăn. Gia đình em T. sống trong nhà trọ ở khu vực P.Mỹ Long (TP.Long Xuyên). Cả bố mẹ T. đều không có việc làm ổn định, mẹ T hiện đang mang bầu. Còn gia đình của Th. cũng không khá hơn. Nhà em thuộc diện khó khăn của P.Mỹ Phước (TP.Long Xuyên), nhà đã bị xuống cấp nặng.

Trẻ em miền Tây bị đuối nước liên tiếp trong lúc nghỉ học phòng dịch Covid-19 - ảnh 3

Lãnh đạo TP.Long Xuyên đến thăm hỏi, động viên gia đình em Th. sau khi bị đuối nước

Ảnh: CM

Chiều 16.3, khi hay tin vụ việc, Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND TP.Long Xuyên Phạm Thành Thái đã đến gia đình của 2 bé Th. và T. để chia sẻ nỗi đau và gửi lời chia buồn với gia đình. Qua đó, trao hỗ trợ cho gia đình em T. số tiền 49,5 triệu đồng và trao cho gia đình Th. số tiền 21,75 triệu đồng từ các nguồn kinh phí của địa phương và các nhà hảo tâm đóng góp.

Ông Trương Thành Thái đề nghị lãnh đạo các địa phương nơi gia đình em Th. và T. hỗ trợ xây 2 căn nhà Đại đoàn kết để gia đình các em sớm ổn định cuộc sống.

Tại các tỉnh ở ĐBSCL, người dân có tập quán sống ven theo sông rạch nên tình trạng đuối nước ở trẻ em thường hay diễn ra. Nguyên nhân do gia đình bất cẩn trong việc trông coi trẻ nhỏ.

Hiện nay, hầu hết các tỉnh trong khu vực đều cho học sinh nghỉ học để phòng, chống bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đang trong giai đoạn cao điểm nắng nóng nên các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho phụ huynh phòng, tránh đuối nước ở trẻ em.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/tre-em-mien-tay-bi-duoi-nuoc-lien-tiep-trong-luc-nghi-hoc-phong-dich-covid-19-1196950.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.