Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn, ăn uống thế nào?

Trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn nếu không được ăn uống đầy đủ và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả là trẻ lâu khỏi bệnh và thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu máu, khô mắt, thiếu kẽm

1. Vai trò của dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn

      Những bệnh nhiễm khuẩn hay gặp ở trẻ nhỏ là nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm amidal, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,…; Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như: lỵ, tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài,…

      Khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống vì khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu… nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Khi sốt cao trẻ biếng ăn do giảm tiết men tiêu hóa. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trẻ cũng mất nhiều nước điện giải, hấp thu các chất dinh dưỡng kém,…

2. Cho trẻ ăn uống như thế nào là hợp lý?

      - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

      - Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây

      - Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

      - Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

      - Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa

      - Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.

      - Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.

      Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa… Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.

3. Những sai lầm cần tránh

      - Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.

      - Kiêng cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt, tiêu chảy.

      - Kiêng cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho, kiêng ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ càng ho nặng thêm.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2f0bfe76801b595600af78)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY