Hô hấp hôm nay

Trẻ mắc hen phế quản bậc 2 có thể dùng Thuốc hen thảo dược?

Con tôi 8 tuổi bị hen phế quản bậc 2. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có chữa được không? Cháu đang dùng Thuốc Tây có dùng kết hợp được Thuốc hen P/H không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Con Ngọc Tuân 8 tuổi hay ho nhiều vào đêm, những lúc ngủ và vận động nhiều... Đã đi khám bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Nhi TW kết luận con bị bệnh hen phế quản bậc 2, đơn Thuốc điều trị: 1. Triafax 100mg: 10 viên Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên 2. Bambec 10mg: 3 viên Ngày uống 1/2 viên tối 3. Destacure 60ml: 01 lọ Ngày uống 10ml buổi tối 4. Sinngulair 5mg: 28 viên Ngày uống 1 viên buổi tối 5. Zitromax 200mg/5ml: 02 chai Ngày uống 10ml trước ăn 01 giờ.

Bác sĩ cho biết bệnh này có chữa khỏi được không? Gia đình có tham khảo hiện nay trên thị trường có bán Thuốc hen P/H có tác dụng rất hiệu quả. Vậy cháu đang dùng Thuốc Tây có dùng kết hợp được Thuốc hen P/H không? Xin bác sĩ tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn Bác sĩ!

(Lại Ngọc Tuân - Khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn Lại Ngọc Tuấn thân mến,

Trong đơn Thuốc chỉ định của bác sĩ đã có Thuốc dự phòng hen, chống dị ứng, ngoài ra bác sỹ còn chỉ định thêm cả kháng sinh cho bé.

Về bản chất, hen phế quản là bệnh mạn tính, được thể hiện bằng 3 cơ chế: Đầu tiên là viêm, gây ra tăng tiết, nhiều đờm, có dấu hiệu lâm sàng là ho khạc đờm nhiều. Thứ hai, co thắt phế quản, làm cho bệnh nhân khó thở và gây ra tiếng rít khi thở. Thứ ba, vì bị viêm nên lòng phế quản dễ bị kích thích, phản ứng với các yếu tố lạ khi tiếp xúc với nó. Tất cả những cơ chế trên sẽ làm cho bệnh hen xuất hiện với 4 triệu chứng: ho, khò khè, tức ngực, khó thở. Việc điều trị hen phế quản sẽ bao gồm:

- Điều trị cắt cơn hen cấp tính (Thuốc giãn phế quản khi con lên cơn hen)

- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

Nếu con không có bội nhiễm thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ phối hợp hai nhóm Thuốc cắt cơn và Thuốc dự phòng.

Bệnh hen cũng liên quan đến cơ địa dị ứng, khi đã xác định được dị nguyên gây dị ứng ở trẻ thì cần hạn chế tiếp xúc với dị nguyên và dùng thêm các Thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên Thuốc chống dị ứng không nên dùng kéo dài tránh tình trạng lệ thuộc Thuốc, có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ của trẻ.

Trước mắt để tránh việc con phải dùng quá nhiều loại Thuốc, bạn nên dùng theo đơn Thuốc của bác sĩ và tái khám khi đã hết đơn. Đặc biệt không tự ý tiếp tục cho cháu dùng theo đúng đơn Thuốc này sau khi đã hết liều chỉ định mà thấy cháu chưa hết triệu chứng. Kể cả khi cháu hết triệu chứng, nếu sau này các triệu chứng của con trở lại cũng không tự ý mua theo đơn cũ, phải cho con đi khám lại để bác sỹ kê Thuốc phù hợp với tình trạng bệnh tại thời điểm đó.

Con bị hen phế quản bậc 2 thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Nếu kiểm soát tốt bệnh có thể đạt được các mục tiêu sau:

- Không có triệu chứng hen/suyễn ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen/suyễn.

- Biết xử trí cơn hen/suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen/suyễn.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

Ngoài dự phòng hen bằng Thuốc Tây y, lâu dài bạn có thể dùng Thuốc hen P/H để dự phòng cho bé. Thuốc hen P/H là Thuốc thảo dược duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là Thuốc điều trị hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn tính, COPD (không phải thực phẩm chức năng). Thuốc được bào chế dựa theo bài Thuốc “Tiểu thanh long thang” của Trương Trọng Cảnh; được bào chế trên dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP - WHO cho hiệu quả cao trong điều trị hen phế quản bởi Thuốc giải quyết được 3 vấn đề:

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong Thuốc hen P/H có sự phối hợp của ba vị Thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm Quế chi và Ma hoàng có tác dụng như các Thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn.

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Thuốc hen P/H với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho bệnh nhân không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Thuốc hen P/H tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể.

Bạn liên hệ trực tiếp với bác sĩ qua tổng đài 1800 5454 35 (miễn cước) để được hướng dẫn và theo dõi điều trị.

Chúc bé mau lành bệnh!

>> Xem thêm:

Phân biệt các Thuốc cắt cơn và dự phòng hen phế quản/hen suyễn

Hen phế quản ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ

Ba điều cần nhớ khi chăm sóc trẻ hen phế quản/hen suyễn

Những câu hỏi thường gặp nhất về hen phế quản ở trẻ

Cảm ơn Thuốc hen P/H - Thuốc thảo dược được lựa chọn SỐ 1 trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản đã đồng hành cùng AloBacsi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tre-mac-hen-phe-quan-bac-2-co-the-dung-thuoc-hen-thao-duoc-n406538.html)

Tin cùng nội dung

  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY