Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ nhỏ đi phân xanh, khi nào là nguy hiểm?

Phân xanh là hiện tượng hay gặp ở sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi. Điều này có thể là bình thường nhưng đôi khi làm các bậc cha me lo lắng. Vậy trẻ nhỏ đi phân xanh khi nào là nguy hiểm?

Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Phí Xuân Thi, BV Sản Nhi Quảng Ninh, phân đầu tiên của trẻ sơ sinh có màu xanh đen, quánh như nhựa đường. Đây được gọi là phân su. Nó bao gồm tất cả những gì em bé nuốt vào trong bụng mẹ: nước ối, mật, các tế bào da,...

Trong vài ngày tiếp theo, phân bắt đầu có màu xanh, sau đó chuyển sang màu vàng mù tạt ( nếu bú mẹ). Phân của trẻ cũng có thể thay đổi màu sắc theo chế độ ăn của mẹ hoặc có màu nâu nâu hay rám nắng, đôi khi có những vệt xanh trong phân, nếu trẻ dùng sữa công thức.

Mật tạo màu cho phân có màu nâu đặc trưng. Nhưng nếu khi phân được đưa qua đường tiêu hóa quá nhanh, mật sẽ không được tiêu hóa dẫn đến phân có màu xanh lục.Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân xanh.

Trẻ bị ốm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài phân xanh. Ảnh minh họa

1. Mất cân bằng sữa đầu - sữa sau

Sữa mẹ thay đổi trong suốt thời gian cho trẻ bú. Đầu tiên bầu vú sẽ tạo ra sữa đầu ít chất béo, nhiều đường, sẽ chuyển thành sữa sau giàu chất béo và calo cao khi trong quá trình cho con bú diễn ra.

Nếu trẻ có xu hướng bú cữ ngắn, hoặc trẻ bú quá nhanh, trẻ có thể bú sữa đầu nhiều hơn sữa sau. Điều này có thể dẫn đến trẻ có hiện tượng đầy hơi, phân xanh, sủi bọt.

2. Trẻ ốm

Nếu phân màu xanh lá cây, trông giống như tiêu chảy hoặc có chứa chất nhầy, có thể có vấn đề gì đó khiến trẻ khó chịu. Đôi khi trẻ có phản ứng bất thường, hoặc đó có thể là trẻ có vấn đề trong dạ dày- ruột.

Nếu đang cho con bú, mẹ bỉm sữa hãy tiếp tục duy trì cho trẻ bú thường xuyên. Bởi sữa mẹ cung cấp kháng thể thúc đẩy quá trình hồi phục ở trẻ em.

3. Không dung nạp với thực phẩm

Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ đi ngoài phân xanh là do trẻ không dung nạp với thức ăn, hoặc với thứ gì đó trong thức ăn của người mẹ hoặc trong sữa công thức của trẻ.

Sữa bò là thành phần mà trẻ hay phản ứng nhất, mặc dù có nhiều loại thức ăn đồ uống khác nhau có thể làm trẻ không dung nạp.

Khi trẻ không dung nạp, chúng thường có thêm các triệu chứng khác như nổi mẩn đỏ, chàm, hoặc quấy khóc, khó chịu sau khi bú.

Khi trẻ bị đi ngoài phân xanh, kèm theo tiêu chảy hoặc sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám. Ảnh minh họa

4. Thực phẩm xanh

Trẻ đang bú mẹ có thể bị phân màu xanh nếu mẹ ăn rau xanh hoặc thực phẩm có màu xanh.

Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, các thức ăn xanh dành cho trẻ như đậu hà lan, hay các loại rau xay cũng có thể làm phân trẻ nhuốm màu xanh.

5. Bổ sung sắt

Phân trẻ có thể có màu xanh đậm sau vài ngày đầu tiên bổ sung thêm chất sắt.

6. Lượng sữa không đủ

Nếu trẻ bú mẹ không đủ lượng sữa. Phân của trẻ có thể chuyển sang màu xanh. Trẻ sẽ không đi ngoài thường xuyên (trẻ sơ sinh nên đi ngoài ít nhất 3-4 lần mỗi ngày), không tăng cân, có thể quấy khóc, khó ngủ. Khi thấy bé ăn, bú không đúng cách, mẹ cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

7. Các nguyên nhân đi cầu phân xanh khác

Trẻ sơ sinh điều trị vàng da bằng cách chiếu đèn có thể gây đi ngoài phân xanh. Một số trẻ mọc răng cũng có thể khiến trẻ đi ngoài phân có màu xanh lục, vì quá trình mọc răng trẻ nuốt nhiều nước bọt… Cũng có một số cha mẹ báo cáo rằng con mình đi ngoài phân xanh sau tiêm phòng.

Thông thường, trẻ đi cầu phân màu xanh thì không có gì đáng lo ngại hay phải điều trị đặc hiệu gì.

Cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu như sốt, lờ đờ, nôn mửa, trẻ đi ngoài phân xanh kèm với tiêu chảy.

Bật đèn khi đi ngủ, bé gái dậy thì sớm, tăng 10cm trong 1 năm

Con gái Dandan mới chỉ 7 tuổi nhưng đã sở hữu chiều cao 120cm, vượt xa các bạn cùng trang lứa. Không những vậy, cô bé cũng đã bắt đầu phát triển ngực.

Xem thêm >>

Theo An An/Gia đình mới

https://www.giadinhmoi.vn/tre-nho-di-phan-xanh-khi-nao-la-nguy-hiem-d49302.html

Theo Gia đình mới

Link bài gốc

https://www.giadinhmoi.vn/tre-nho-di-phan-xanh-khi-nao-la-nguy-hiem-d49302.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-nho-di-phan-xanh-khi-nao-la-nguy-hiem-384919)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tiêu chảy là tình trạng, đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, trọng lượng phân bài tiết trên 200g trên 1 ngày. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi.
  • Con tôi bị tiêu chảy, đi nhiều lần trong ngày kèm bị nôn (nôn nhiều vào ngày đầu và giảm dần khi đi tiêu lỏng nhiều lần) và có sốt nhẹ.
  • Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau nhưng thường gặp ở người cao tuổi.
  • Trải qua chuyện ấy không phải là cách để chứng tỏ bản thân mình hay khiến bạn trưởng thành hơn. Ngược lại, nó có thể gây ra những sang chấn tâm lý.
  • Tháng 10 vừa qua em có đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kết quả thử máu bị cholesterol nhưng chưa cao. Bác sĩ nói chưa cần uống Thu*c, chỉ cần kiêng bớt chất béo.
  • Chuyển tuyến không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây quá tải bệnh viện ở tuyến trên trong thời gian qua.
  • Trẻ bị tiêu chảy khiến cha mẹ lo lắng. Không ít cha mẹ đã ra ngay hiệu Thuốc để mua kháng sinh cho con chữa bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu phát hiện sớm, kháng sinh không phải là liều Thuốc hiệu quả nhất.
  • Bệnh trĩ rất phổ biến, bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khi mắc bệnh, búi trĩ lồi ra, bệnh nhân thường thấy đau, chảy máu.
  • Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân lỏng. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể gọi là tiêu chảy.
  • Nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân đã tiệt trừ được vi khuẩn Helicobacter Pylori hay chưa và các bệnh ở đường tiêu hóa trên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY