Trẻ dưới 2 tuổi nếu được điều trị bằng Thu*c kháng sinh quá sớm sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì sau này, theo nghiên cứu mới tại Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ sức khỏe của hơn 64.500 trẻ em Mỹ trong
12 năm từ 2001 đến 2013. Những đứa trẻ được theo dõi cho đến khi 5
tuổi. Gần 70% trong số này đã dùng Thu*c
kháng sinh trước 2
tuổi.
Kết quả cho thấy những trẻ đã được điều trị
kháng sinh trên 4 lần trong 2 năm đầu
đời có nguy cơ béo phì cao hơn 10% so với những trẻ còn lại. Ngoài ra, những trẻ 2-4 tuổi sử dụng
nhiều
kháng sinh cũng có nguy cơ béo phì và thừa cân cao hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, Thu*c
kháng sinh không thích hợp có thể tác động tiêu
cực đến sự phát triển trẻ. Ở những trẻ sử dụng
kháng sinh phổ rộng (loại
kháng sinh có tác dụng
mạnh với nhiều loại vi khuẩn),khả năng béo phì là rất cao. Trong khi đó, những
trẻ được điều trị bằng
kháng sinh phổ hẹp (loại
kháng sinh chỉ tác động với một
số vi khuẩn nhất định) ít có nguy cơ gặp các vấn đề về cân nặng sau này.
kháng sinh phổ rộng - bao gồm amoxicillin, tetracycline, streptomycin,
moxifloxacin và ciprofloxacin - được dùng để điều trị nhiễm trùng, trong trường hợp các vi khuẩn
gây bệnh chưa được xác định, hoặc trong trường hợp một bệnh nhân đang bị tấn công bởi một chủng các
vi khuẩn kháng Thu*c
kháng sinh.
GS Charles Bailey tại Đại học Pennsylvania cho biết khi dùng nhiều kháng
sinh quá sớm, một số vi khuẩn trong đường ruột có lợi trong việc phân tầng trọng lượng đi đúng
hướng có thể bị giết ch*t.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh và bác sĩ nhi khoa cần cân nhắc và thận trọng
khi sử dụng
kháng sinh cho trẻ. Nên hạn chế sử dụng
kháng sinh phổ rộng và ưu tiên
kháng sinh phổ
hẹp trong điều trị bệnh.
Theo Lê Phương - VnExpress