Kiến nghị trên xuất phát từ thực trạng, do vị trí đặc thù, cà mau là địa phương duy nhất ở đồng bằng sông cửu long không có nguồn nước ngọt bổ sung, chỉ tận dụng nguồn nước mưa và nước ngầm, thường xuyên thiếu nước ngọt cho sản xuất, đặc biệt là nước sinh hoạt trong mùa khô. dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên ngay trong mùa khô 2019 - 2020, cà mau có đến trên 20.800 hộ thiếu nước sinh hoạt.
Khoan tìm nước ngầm giải cơn khát trong mùa đại hạn lịch sử 2020 tại Xã Trần Hợi (Trần Văn Thời, Cà Mau). |
Cụ thể, cà mau là vùng đất thấp, do không được bổ sung nguồn nước ngọt, dẫn đến việc khai thác quá mức tầng nước ngầm đã góp phần làm cho tình hình sụp lún đất, cùng với tác động ngày càng nghiêm trọng của tình trạng nước biển dâng đã gây ngập cục bộ tại nhiều địa phương, và diễn tiến ngày càng phức tạp, lan rộng, mức độ ảnh hướng lớn hơn…
Hiện, mỗi ngày, từ các công trình cấp nước tập trung khai thác tầng nước ngầm đã cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân trên 136 nghìn m3.
Cấp nước vùng nông thôn tại các cụm, tuyến dân cư… |
Cùng với đó, cà mau có 137.590 giếng khoan nhỏ lẻ hộ gia đình với lưu lượng khai thác trên 257 nghìn m3/ngày đêm. đó là chưa kể đến lượng nước phục vụ sản xuất tại các cơ sở sản xuất với lưu lượng sử dụng hàng nghìn m3/ngày đêm.
Ubnd tỉnh cà mau chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước tập trung ở nông thôn; qua đó chủ động trong việc tạo nguồn trữ ngọt nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt. ubnd tỉnh cà mau cũng kiến nghị bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ tài chính hỗ trợ kinh phí cho tỉnh triển khai công tác phòng, chống hạn hán, tạo nguồn dự trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.
Trọng Nghĩa
Chủ đề liên quan:
cà mau đồng bằng sông cửu long liên tỉnh mùa khô nước ngầm nước sinh hoạt PLVN sinh hoạt sông Hậu Sông Hậu 1 thiếu nước trần văn thời