Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Trong cơn đau đẻ người vợ trót cắn vào tay chồng, hành động đáp trả của người chồng đã gây sốc cho cả phòng sinh

Bị những cơn đau hành hạ khó bề chịu nổi, người vợ trở nên khó chịu, bực dọc và mất kiên nhẫn liền cắn mạnh vào tay chồng mình.

Khi một đứa trẻ chào đời không nghi ngờ gì chính là sự kiện trọng đại của gia đình. Nhưng đồng thời người phụ nữ cũng phải trải qua những giây phút đau đớn tận cùng, thậm chí cả nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trong phòng sinh. Có lẽ mong ước của mỗi người phụ nữ lúc ấy chỉ là chồng họ có thể sát cánh bên cạnh, động viên và tiếp thêm cho họ động lực vượt qua khó khăn mà thôi. Song

Có sản phụ nọ trước khi bước vào phòng sinh đã bày tỏ mong muốn chồng cô ấy có thể kề cận bên cạnh suốt quãng thời gian cô ấy sinh nở. Người chồng cũng đồng ý vào phòng sinh cùng vợ. Các bác sĩ ban đầu có khuyên can vì thực tế sinh nở không phải một quá trình dễ chịu gì cả với sản phụ và người nhà chứng kiến bên cạnh. Nhưng vì cặp vợ chồng ấy một mực đề nghị, cuối cùng

Cô vợ trong câu chuyện sau khi tử cung đã mở được 1 phân, bị những cơn đau hành hạ khó bề chịu nổi, cô trở nên khó chịu, bực dọc và mất kiên nhẫn. Người chồng bên cạnh cất lời hỏi han, cô đau quá liền cắn mạnh vào tay chồng mình. Bị đau, người chồng bất ngờ giơ tay tát cho vợ một cái rồi bực dọc mắng: "Cô làm cái gì vậy? Chỉ là sinh con thôi mà đến nỗi như vậy hả? Tôi có làm gì cô đâu cơ chứ!".

Sau đó anh ta liền sập cửa bỏ đi, bỏ lại người vợ ấm ức đến mức bật khóc: "Tôi sinh con cho ai chứ, còn không phải là cho anh? Nếu biết trước như vậy tôi cũng chẳng thèm sinh làm gì!". Có thể hành động của người vợ chưa đúng khi làm đau chồng mình nhưng trong hoàn cảnh ấy mà người chồng "đáp trả" như vậy thì anh ta quả thực đáng trách hơn rất nhiều.

Vẫn biết đối với sản phụ có chồng bên cạnh trong phòng sinh là một sự an ủi, khích lệ rất lớn. Nhưng có trường hợp người vợ không nên để chồng mình đồng hành trong giờ phút khó khăn ấy, đó là khi chồng bạn thuộc về một trong các mẫu đàn ông sau đây:

Người khó tính: Nhiều người đàn ông có tính khí cáu khỉnh, khó chịu, không biết thể hiện sự quan tâm. Khi vào phòng sinh, chứng kiến sự đau đớn tới mức mất kiểm soát của vợ, có khi họ lại chính là người la hét và cáu gắt hơn cả sản phụ. Chính vì thế có chồng bên cạnh thậm chí còn khiến sản phụ căng thẳng hơn, chứ nào có tác dụng động viên, an ủi gì. Ngoài ra, mẫu người chồng này còn làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của bác sĩ đỡ đẻ.

Người có tố chất tâm lý kém: Cảnh em bé chui ra từ cơ thể của người mẹ, cảnh tượng máu chảy, các thao tác dọn sạch nhau thai, khâu tầng sinh môn và cả những tiếng la hét, khóc lóc của sản phụ sẽ là cơn "ác mộng" với người chồng có tố chất tâm lý kém. Lúc này thì chính họ còn cần người giúp đỡ, nói gì tới việc tiếp thêm động lực cho vợ mình.

Người thiếu kiên nhẫn: Với mẫu người không có sự kiên nhẫn thì cho dù là trong hoàn cảnh vợ mình đang đau đến ch*t sống lại trên giường sinh, họ vẫn mất kiên nhẫn như thường. Mà việc sinh nở đối với mỗi sản phụ diễn ra chẳng ai giống ai. Có người sinh nhanh chóng và thuận lợi nhưng cũng có sản phụ đau đẻ tới 1,2 ngày mới sinh. Điều này đòi hỏi người chồng bên cạnh phải thật kiên nhẫn, luôn duy trì được thái độ nhẹ nhàng để an ủi, vỗ về vợ. Một người mất kiên nhẫn chắc chắn không thể làm được việc đó. Vậy nên cách tốt nhất là không để họ vào phòng sinh cùng vợ, tránh gây áp lực tâm lý thêm cho sản phụ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/trong-con-dau-de-nguoi-vo-trot-can-vao-tay-chong-hanh-dong-dap-tra-cua-nguoi-chong-da-gay-soc-cho-ca-phong-sinh-20200224231255221.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bạn hay bị đau nửa đầu, đau nhức ở vùng vai, gáy và tê buốt da đầu? Nếu mệt mỏi với việc uống Thu*c, bạn có thể tham khảo những cách trị đau đầu tự nhiên dưới đây mà nhiều người từng đánh giá hiệu quả.
  • Báo SKĐS đã nhận được lá thư của bà T.V.A - vợ bác sĩ L.Q.V liên quan tới vụ việc “bị bắt tại nhà nghỉ” đăng trên một số tờ báo vừa qua.
  • * Nửa đêm, người vợ thức giấc. Không thấy chồng nằm bên cạnh, nàng liền khoác váy ngủ lên người, đi xuống tầng dưới và thấy chồng đang ngồi bên ly cà phê
  • Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng cơn đau của nó luôn là nỗi sợ hãi của người bệnh.
  • Chúng ta thường bị những cơn đau vai gáy hành hạ khi ngồi máy nhiều, làm thế nào để đẩy lùi nhỉ?
  • Hầu như ngày nào phòng khám lồng ngực - mạch máu của bệnh viện đại học y dược TP.HCM cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân là nhân viên các văn phòng.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa