Hô hấp hôm nay

Tư vấn cách sống chung với hen phế quản

Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Bệnh gây sưng phù, sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân khó thở; gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh.

Hen phế quản có nguy hiểm

Đây là một bệnh dị ứng và có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao. Những người tiếp xúc nhiều với môi trường không khí ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều loại khói có hại cho sức khỏe như khói củi bếp, khói Thu*c lá, lông động vật (chó, mèo)…; thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại; tâm lý lo âu, căng thẳng, chấn thương tâm lý tình cảm… đều là căn nguyên dẫn đến hen phế quản.

Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Đây vừa là triệu chứng vừa là tất cả phiền toái của bệnh cần điều trị, nên chữa thực chất là chữa cơn khó thở. Hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến Tu vong.

Nếu không điều trị sớm, để lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn phế quản; xẹp phổi; tràn khí màng phổi; tâm phế mãn tính; suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ Tu vong bất cứ lúc nào.

Kiểm soát cơn hen bằng cách nào?

Chữa bệnh nhằm vào điều trị cắt cơn hen, dự phòng cơn hen để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Bệnh nhân cần chú ý là luôn luôn mang theo Thu*c bên người trong mọi hoàn cảnh để không bị động. Khi bệnh đã được kiểm soát tốt thì định kỳ 6 tháng đến 1 năm vẫn phải đi khám chuyên khoa hô hấp với thầy Thu*c quen chữa cho mình để được đánh giá, điều chỉnh lại loại Thu*c và liều dùng nhằm chủ động kiểm soát được cơn khó thở.

Việc dùng Thu*c nhằm tác dụng giãn phế quản, chống viêm. Các Thu*c được chia thành hai nhóm: Dự phòng cơn và cắt cơn hen. Các loại Thu*c dạng hít được ưa chuộng hơn so với Thu*c uống dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Các Thu*c dạng hít sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi bắt đầu các triệu chứng của bệnh. Dùng kèm với các Thu*c corticoid để với tính chất chống viêm, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng của và phải dùng đều đặn để có lợi ích tối đa như aminophylin, theophylin, ipatropium bromid, nedocromil, zafirlukast, zileuton. Loại Thu*c này cần dùng đúng theo chỉ định của bác để có tác dụng tốt nhất và hạn chế nhất các tác dụng không mong muốn.

Làm sao để dự phòng bệnh hen phế quản hiệu quả?

Cách dự phòng tốt nhất là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một việc nhiều người đã thực hiện có kết quả rất tốt là thay đổi khí hậu vùng miền. Những người ở phía bắc chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết hẳn cơn hen.

Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói Thu*c lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà. Cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.

Điều cuối cùng, rất hữu hiệu nhưng đòi hỏi sự kiên trì rèn luyện là tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản: Tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 - 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh.

ThS Nguyễn Thị Thúy - SK&ĐS

Tổng đài bác sỹ tư vấn miễn cước 1800 5454 35.

Thông tin tham khảo thêm về Thu*c hen thảo dược – Thu*c điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép:

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tu-van-cach-song-chung-voi-hen-phe-quan-n406172.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY