Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Tuyên Quang: Một sản phụ sinh 3 cùng trứng, thế giới 200 triệu ca mới có 1

BS Phạm Thị Lan Hương, Trưởng khoa Phụ sản, BV đa khoa Tuyên Quang cho biết, khoa vừa phối hợp với khoa Phẫu thuật – gây mê hồi sức mổ đẻ thành công ca sinh 3 cùng trứng hết sức hiếm gặp khi trên thế giới 200 triệu ca mới có 1 ca.

Trước đó, vào trưa ngày 13/5, thai phụ Âu Thị T., 29 tuổi ở Yên Sơn, Tuyên Quang được gia đình đưa vào BV đa khoa Tuyên Quang cấp cứu do có dấu hiệu đau bụng, vỡ ối dù thai mới được 35 tuần, trong đó có 2 ngôi thai ngược. Ngay lập tức bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu lấy thai.

Cũng theo Bs. Hương, thai phụ đã có tiền sử 2 lần mổ đẻ trước đó vào năm 2009 và 2012,vì vậy đây được xác định là ca mổ khó, giờ cùng lúc mang 3 thai sẽ có nguy cơ đờ tử cung, gây chảy máu thậm chí sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng. Do đó trong quá trình mổ, bác sĩ phải chủ động dùng Thu*c tăng co bóp tử cung để hạn chế nguy cơ này. Ngoài ra, do đã có 2 lần mổ đẻ khiến tử cung dính vào thành bụng, bác sĩ vừa mổ phải vừa gỡ dính. Sau 40 phút căng thẳng, 3 bé trai giống nhau y hệt chào đời, lần lượt có cân nặng 2,1 kg, 2 kg và 1,7 kg. Cả 3 bé sau đó được chuyển sang đơn nguyên sơ sinh của khoa Nhi để chăm sóc, và chiều 16/5 đã có 1 bé được ra khỏi lồng kính, sức khỏe ổn định.


Các bác sĩ trong kíp phẫu thuật sản phụ sinh 3 cùng trứng hiếm gặp tại khoa Sản, BVĐK Tuyên Quang

Chị T cho biết, vợ chồng chị đã có 2 bé gái, lại đẻ mổ nên chưa có ý định mang thai thêm. Khi được bác sĩ thông báo mang thai lần 3, lại đa thai, ban đầu vợ chồng chị rất hoang mang. Bản thân chị T. còn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ mang thai đôi chứ chưa nói đến thai 3. Sau đó vợ chồng chị đã xuống bệnh viện ở Hà Nội thăm khám, được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn nên quyết để sinh.

“Trong quá trình mang thai, bác sĩ cảnh báo trước nguy cơ sinh non rất lớn nên yêu cầu tôi hạn chế đi lại và làm các công việc nặng, chú ý bồi bổ sức khoẻ. Trong suốt 35 tuần, tôi chỉ tăng 11 kg”, chị T nói.

Theo thống kê trên thế giới, tỉ lệ mang sinh 3 tự nhiên đã hiếm, nhưng đa sinh cùng trứng cực hiếm với tỉ lệ 1/60.000 ca đến 1/200 triệu ca. Với các ca sinh 3 cùng trứng, việc giữ thai cũng rất khó khăn, đa phần sinh non.

Trước đó, vào cuối năm 2016, chị Phùng Thu Hằng ở Hà Nội cũng sinh cùng lúc 3 con trai giống hệt nhau ở tuần thai thứ 36 bằng phương pháp sinh mổ. Hiện cả 3 bé đều khoẻ mạnh, cứng cáp.

H.N

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tuyen-quang-san-phu-sinh-thuong-cung-luc-3-be-trai-n157523.html)

Tin cùng nội dung

  • Với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sản-Phụ khoa và Kế hoạch hoá gia đình,
  • Nhiễm khuẩn sản phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng thai ch*t trong tử cung, sẩy thai, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ….Có nhiều phụ nữ khi mang thai đã bị nhiễm khuẩn mà không hề biết. Vi khuẩn xâm nhập vào *m đ*o rồi vào cổ tử cung và tấn công thai nhi ngay trong bụng mẹ.
  • Đau đầu sau đẻ hay còn gọi là sản hậu đầu thống - là biểu hiện ở phụ nữ sau khi sinh đau đầu kèm theo cắn nhức hai thái dương, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng.
  • Đối với sản phụ sau sinh nếu không vấn đề gì thông thường ngày hôm sau sản phụ và bé sẽ được về nhà trường hợp sinh mổ sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi về nhà sản phụ có thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì cần tái khám, nếu để lâu có thể gặp nguy hiểm.
  • Vào lúc 14h30 ngày 31/01/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề:“Cập nhật phương pháp điều trị đau bụng kinh bằng thảo dược”...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Sản phụ sau khi sinh khoảng 2 - 5 ngày hầu như ai cũng có cảm giác căng ngực. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với cảm giác căng ngực.
  • Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ bị Tu vong liên quan đến việc mang thai, sinh con; trên 60 triệu sản phụ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, 30% trong số này bị tổn thương suốt đời.
  • Một ca bệnh sa dây rau bất ngờ trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh đã được các y bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai cứu sống cả mẹ lẫn con, khiến gia đình bệnh nhân vô cùng cảm kích...
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY