Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Vancomycin dùng đường tiêm chữa được nhiều bệnh

Dùng đường tiêm truyền, vancomycin nhanh chóng tạo ra nồng độ cao trong máu, vào khắp các mô, dịch cơ thể (trừ dịch não tủy) nhưng khi viêm màng não thì cũng vào được đó với nồng độ cao.

vi khuẩn tổng hợp các polymer (của axít n-acetylmuramic và n-acetylglycosamim) hình thành nên các “sợi xương sống” rồi liên kết ngang với các “sợi xương sống” để tạo nên thành tế bào vi khuẩn. vancomycin gắn glucopeptid trong cấu trúc của mình vào “đích tác dụng” tại màng vi khuẩn gram ( ) nên kháng được các vi khuẩn gram ( ). nhờ các tác dụng đặc biệt này mà vacomycin chống được vi khuẩn gram ( ) đã kháng với penicilin như: staphylococus aureus (mrsa). staphylococus epidermidis (mrse). xét về độ mạnh kháng khuẩn, rõ ràng vancomycin mạnh hơn penicilin và một số kháng sinh khác.

Trong thực tế Thu*c vancomycin được bào chế thành lọ bột đông khô (lọ 500mg - 1.000mg) để pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, chữa các nhiểm khuẩn toàn thân. ngay tại mỹ, các thầy Thu*c còn dùng để chữa nhiều bệnh nhiễm toàn thân chưa được phép ghi lên nhãn gọi là công dụng “ngoài nhãn” do đó, tạo ra một sự lạm dụng. để chấn chỉnh điều này, cơ quan quản lý dược phẩm - thực phẩm mỹ (fda) quy định lại chỉ cho phép dùng Thu*c tiêm vancomycin trong các trường hợp sau:

- Điều trị các nhiễm khuẩn nghiêm trọng gây ra bởi các vi khuẩn đã kháng methicilin như: Staphylococus aureus (MRSA), Staphylococus epidermidis (MRSE) hoặc những người bị dị ứng không dùng được penicilin.

- Điều trị các nhiễm khuẩn Gram ( ) cho những người bị dị ứng không dùng được betalactam.

- điều trị dự phòng nhiễm khuẩn viêm nội tâm mạc (thường do staphylococcus) theo chỉ định cho những người quá mẫn cảm với penicilin mà lại có nguy cơ cao.

- Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn (chủ yếu MRSA, MRSE) trong phẫu thuật cấy ghép tạng.

Điều trị theo kinh nghiệm (nghi nhiễm MRSA) trong khi chờ chẩn đoán.

Đa số vi khuẩn gram ( ) lúc đầu rất nhạy cảm với vancomycin nhưng sau đó một số chủng đã biến đổi “đích tác dụng” tại màng tế bào để các glucopeptid của vancomycin không gắn kết được với “đích tác dụng” nên lại đề kháng vancomycin. như vậy, ngay cả khi tiêm truyền tĩnh mạch, vancomycin cũng không phải là kháng sinh đa năng và cũng bị chính một số chủng gram ( ) đề kháng.

Quy định của fda như trên là để tránh lạm dụng, dành vancomycin lại như một “vũ khí dự trữ”. đây là cách dùng tiết kiệm có lợi cho lâu dài.

Cần lưu ý đến các tác dụng không mong muốn

Khi tiêm truyền tĩnh mạch, vancomycin có thể gây sốt, buồn nôn, nôn, ù tai, chóng mặt, hội chứng “người đỏ bừng” (phát ban, mề đay, ngứa, ban đỏ ở cổ, khó thở); gây đau cục bộ và viêm tĩnh mạch; gây sốc phản vệ; hoại tử biểu bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, gần đây còn phát hiện gây giảm tiểu cầu mạnh và xuất huyết, bầm máu, ban xuất huyết ướt. độc tính với thận và thính giác chưa được chứng minh, song nếu dùng cho người suy thận (độ thải trừ bị giảm) hay dùng chung với aminosid (Thu*c có độc tính với thận, thính giác) thì độc tính này của vancomycin thể hiện khá rõ.

Kỹ thuật dùng vacomycin khó: phần lớn dùng dài ngày (như: viêm nội tâm mạc do staphylococcus phải mất 21 ngày), phải truyền chậm (1g cho người lớn phải mất ít nhất trong 60 phút) phải theo dõi vancomycin máu (bắt buộc khi dùng cho trẻ em).

Vi những lý do nêu trên, FDA chỉ cho phép dùng vancomycin tiêm truyền tại bệnh viện.

Người bệnh không nên tự ý dùng vancomycin uống (vì không có lợi ích) chỉ được dùng vancomycin tiêm truyền theo chỉ định của thầy Thu*c tại bệnh viện; không tự ý dùng tại nhà hay tại y tế tuyến dưới (không đủ trình độ và các điều kiện chỉ định, theo dõi khi dùng và cấp cứu).

DS.CKII. BÙI VĂN UY

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vancomycin-dung-duong-tiem-chua-duoc-nhieu-benh-13528.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY