Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bị hoại tử vì ăn đồ thừa nhiễm khuẩn

Mỹ-Nam thanh niên 19 tuổi phải cắt bỏ chân và tất cả ngón tay vì nhiễm khuẩn viêm não mô cầu sau khi sử dụng thức ăn thừa.

Trường hợp này được đăng tải trên tạp chí y khoa new england (nejm). các chuyên gia cho rằng nạn nhân bị viêm não mô cầu do vi khuẩn neisseria meningitidis dính trong thức ăn. vi khuẩn này cũng là nguyên nhân của tình trạng viêm màng não và tủy sống từng thấy ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Theo báo cáo, 20 tiếng sau khi ăn thịt gà và mì do bạn cùng phòng để lại, người bệnh nhập viện trong tình trạng nôn mửa, đau bụng, sốt, suy nhược toàn thân, ớn lạnh và khó thở. Bạn của anh cũng nôn mửa sau ăn nhưng tình trạng không quá nghiêm trọng.

Bệnh nhân 19 tuổi còn bị cứng cổ, mờ mắt, nổi mẩn nghiêm trọng trên da. Nhịp thở của anh chuyển nhanh khi nằm viện, lượng oxy trong máu thấp. Huyết áp giảm xuống một nửa so với thời điểm đến phòng cấp cứu. Các nốt màu đỏ xuất hiện khắp cơ thể dần biến thành vết bầm tím.

Bác sĩ cho anh sử dụng kháng sinh nhưng tình trạng không cải thiện. Người bệnh được chuyển đến cơ sở y tế lớn hơn. Những ngày tiếp theo, sức khỏe của anh dần ổn định, song vẫn còn những mảng bầm tím trên khắp cơ thể.

Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu của cục máu đông bên trong. Các cục máu này làm giảm lượng oxy đến tay, chân. Bệnh nhân sau đó phải phẫu thuật cắt bỏ chân và mô ở các chi do tình trạng hoại tử.

Bác sĩ ban đầu cho rằng đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm cực kỳ nghiêm trọng. tuy nhiên, tiến sĩ brenda mae alferez salada, bác sĩ nội trú tại khoa truyền nhiễm của bệnh viện đại học quốc gia, singapore, cho biết hiện tượng cứng cổ và phát ban xuất huyết là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị viêm não mô cầu do vi khuẩn neisseria meningitidis.

Thức ăn thừa không nhiễm khuẩn cần được bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ. ảnh: adobe stock

Neisseria meningitidis không phải thực phẩm. nó được truyền qua các giọt bắn không khí hoặc dịch tiết từ người nhiễm bệnh dính trên đồ vật, thức ăn. theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh mỹ (cdc), cứ 10 người khỏe mạnh thì có một người mang loại vi khuẩn này trong mũi, họng mà không phát bệnh.

"Vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp trên, có thể xâm nhập các tế bào niêm mạc và đi vào trong máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết nghiêm trọng, như bệnh nhân trên báo cáo của NEJM", tiến sĩ Salada nhận định.

Bệnh tiến triển nhanh sau thời gian ủ bệnh từ ba đến 4 ngày. Trong những ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể đau đầu dữ dội, nôn mửa, đau cổ và lưng kèm theo cảm giác căng cứng, cuối cùng thay đổi ý thức và hôn mê. Một nửa số bệnh nhân bị sốc hoặc nhiễm trùng nặng, huyết áp thấp.

Bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng sau nhiễm trùng. Tiến sĩ Salada cho biết khoảng 10% đến 20% nạn nhân gặp biến chứng như khiếm khuyết thần kinh, điếc, phải cắt bỏ tứ chi.

Báo cáo từ nejm không giải thích vì sao vi khuẩn xâm nhập được vào thực phẩm mà bệnh nhân đã ăn. người bạn cùng phòng cũng ăn món tương tự và chỉ bị nôn mửa do đã tiêm đủ hai liều vaccine. trong khi đó, bệnh nhân 19 tuổi mới tiêm một mũi ngừa viêm màng não cầu khuẩn ngay trước khi vào cấp hai, không tiêm nhắc lại năm 16 tuổi.

Tiến sĩ reuben wong, bác sĩ tiêu hóa tại bệnh viện gleneagles cho biết, nhiễm khuẩn neisseria meningitidis hiếm gặp hơn ngộ độc thực phẩm. ông cảnh báo người dân cẩn thận khi xử lý hoặc tiêu thụ thức ăn thừa.

"hãy đảm bảo đồ ăn không bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản để dùng sau này. ví dụ, một miếng bánh sandwich ăn dở, bát súp uống dở dính nước bọt của ai đó có thể bị nhiễm vi sinh đường miệng, không nên sử dụng lại", ông nói.

Ông cũng lưu ý thực phẩm chứa các thành phần từ sữa như pho mát, kem và nước dùng giàu chất dinh dưỡng dễ sinh vi khuẩn hơn. theo nguyên tắc chung, thức ăn thừa không nhiễm khuẩn cần được bảo quản lạnh và tiêu thụ trong vòng 24 giờ.

Thục Linh (Theo CNA)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bi-hoai-tu-vi-an-do-thua-nhiem-khuan-4444242.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn ôi thiu... Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?
  • Trước tiên,là làm cho nạn nhân nôn ra cho hết thức ăn, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.
  • Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến. Vi khuẩn có thể từ trực tràng, ở *m đ*o, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.
  • Viêm màng não (Meningitis) là tình trạng viêm của màng mềm và dịch não tủy khoang dưới nhện. Viêm có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, vi sinh vật khác, hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY