Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Về thông tin domperidone gây đột tử ở Pháp

Mới đây, báo chí nước ngoài có đưa tin về nguy cơ đột tử của Thu*c domperidone. ứng xử trước các thông tin trên như thế nào?
Mới đây, báo chí nước ngoài có đưa tin về nguy cơ đột tử của Thu*c domperidone. ứng xử trước các thông tin trên như thế nào?

Theo thông tin của một tờ báo, tạp chí chuyên san về dược Prescrire của Pháp vừa đăng tải báo cáo về dược chất domperidone như sau: “Ước tính trong năm 2012, tại Pháp có từ 25 - 120 trường hợp đột tử do tác dụng phụ của domperidone. Hoạt chất này có thể tăng nguy cơ làm rối loạn nhịp tim. Nhiều nghiên cứu từ năm 2005 của Hà Lan và Canada cho thấy, người dùng domperidone có nguy cơ đột tử vì bệnh tim cao hơn từ 1,6 - 3,7 lần”. Do đó, Prescrire khuyến cáo các cơ quan quản lý dược phẩm Pháp và châu Âu nhanh chóng ra lệnh cấm hoạt chất này.

Cũng theo thông tin của tờ báo, năm 2011, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm y tế Pháp (ANSM) gửi văn bản cho các bác sĩ, dược sĩ ở Pháp, trong đó đặc biệt lưu ý: “Nhiều nghiên cứu cho thấy domperidone làm tăng nguy cơ bị rối loạn tim mạch và đột tử. Nguy cơ này cao hơn ở những bệnh nhân trên 60 tuổi hoặc dùng với liều lượng hơn 30mg/ngày. Cần chỉ định domperidone ở liều lượng thấp nhất có thể đối với cả người lớn lẫn trẻ em”. Hiện Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đang nghiên cứu lại về “cán cân” hiệu quả điều trị - tác dụng phụ của hoạt chất này. Nhiều khả năng EMA nếu không cấm cũng sẽ khuyến cáo các bác sĩ hạn chế chỉ định domperidone.

Hai thông tin vừa nêu cho thấy, domperidone có nguy cơ gây rối loạn tim mạch và thậm chí thực tế đã gây ra đột tử. Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định chính thức cấm lưu hành sử dụng Thu*c này. Mà người ta chỉ thông tin cảnh giác và khuyến cáo dùng thật hạn chế domperidone. Domperidone là Thu*c có tác dụng kháng dopamine, làm kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm điều hòa, tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị của dạ dày sau bữa ăn. Vì vậy, Thu*c dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, đặc biệt là dùng khá phổ biến trị chứng khó tiêu đầy bụng. Chính vì Thu*c được dùng nhiều để trị rối loạn thường xảy ra là khó tiêu mà nhiều người rất lo lắng khi biết về thông tin trên.

Ta cần biết, bất cứ Thu*c nào, kể cả vitamin được cho là Thu*c bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nó nếu không được dùng đúng cách, đúng liều và đặc biệt khi cả dùng đúng cách đúng liều. Những bất lợi do dùng Thu*c gây ra được gọi chung là “phản ứng có hại của Thu*c” (người nước ngoài gọi ADR do chữ viết tắt của Adverse Drug Reactions). ADR còn được gọi bằng tên khác như tác dụng phụ, tác dụng ngoại ý, tác dụng không mong muốn... nhưng ngay cả người không thuộc giới chuyên môn cũng nên làm quen, dùng ADR vì là chữ thông dụng trên toàn thế giới hiện nay. Theo thông tin trên, domperidone có nguy cơ gây ra ADR rối loạn tim mạch và nghiêm trọng nhất là gây ADR đột tử.

Nên lưu ý, nhiều Thu*c được lưu hành trên thị trường dược phẩm vẫn được các viện bào chế dược phẩm theo dõi ADR (được gọi là theo dõi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4) để nếu Thu*c xuất hiện ADR quá nghiêm trọng sẽ tự ý ngưng lưu hành hoặc bị chính quyền cấm lưu hành Thu*c đó.

Ngoại trừ một số ADR thuộc loại nhẹ chỉ gây khó chịu (như ADR gây buồn ngủ của Thu*c kháng histamin trị dị ứng) có thể xảy ra thường xuyên (hễ dùng Thu*c là bị), đa số ADR, đặc biệt ADR gây rối loạn nghiêm trọng (như suy thận, suy gan cấp) rất hiếm khi xảy ra và chỉ xảy ra khi dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Có loại ADR thuộc loại thường gặp (trong sách chuyên môn dược thường ghi ADR >1/100, tức 100 người dùng Thu*c sẽ có hơn 1 người có nguy cơ bị ADR), có loại ADR thuộc loại ít gặp (1/1.000 < ADR <1/100, tức 1.000 người dùng Thu*c sẽ có hơn 1 người có nguy cơ bị tác dụng phụ) và có loại ADR thuộc loại hiếm gặp (ADR<1/1000, tức hơn 1.000 người dùng Thu*c sẽ có 1 người có nguy cơ bị ADR). ADR thường gặp là loại phải cảnh giác nhiều hơn. Đối với domperidone, ADR gây rối loạn tim mạch, đột tử có thể chỉ mới là loại hiếm gặp và được đánh giá chưa đến nỗi phải cấm lưu hành trong thời điểm hiện nay.

Như vậy khi biết một Thu*c có ADR, ta sẽ cảnh giác, thận trọng dùng Thu*c cho thật đúng liều, đúng cách, chứ không nên chối bỏ việc dùng Thu*c. Đặc biệt khi được bác sĩ khám bệnh và ghi đơn chỉ định Thu*c, ta nên yên tâm sử dụng Thu*c. Bởi vì, chắc chắn bác sĩ đã rõ về ADR của Thu*c (điều này đòi hỏi bác sĩ phải luôn luôn cập nhật kiến thức chuyên môn) và đã có sự cân nhắc trong chỉ định Thu*c cho người bệnh dùng.

Để phòng tránh ADR, người dùng Thu*c nên lưu ý mấy điều sau: Chỉ thật cần thiết mới dùng Thu*c. Hoàn toàn không nên lạm dụng dù chỉ là vitamin. Nếu được bác sĩ khám ghi đơn Thu*c, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các Thu*c ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn. Đừng nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng Thu*c nào đó kéo dài từ tháng này sang tháng kia. Trước khi dùng một Thu*c, cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà Thu*c về những điều cần biết, trong đó có: tác dụng phụ tức ADR, những thận trọng khi dùng Thu*c, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng Thu*c). Khi đang dùng Thu*c nếu bị phản ứng bất thường (có thể bị ADR) nên ngưng ngay Thu*c và đi tái khám báo cho bác sĩ biết để bác sĩ cho hướng xử trí.

Khi đọc trên báo chí thông tin về ADR của một Thu*c, thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác chứ người đang dùng Thu*c đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng Thu*c khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.

PGS.TS. nguyễn Hữu Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ve-thong-tin-domperidone-gay-dot-tu-o-phap-13322.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY