Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vi khuẩn là thù, là bạn

Đức ông Alexander Fleming mới khám phá Thu*c penicillin chưa tới một thế kỷ, Còn các vi khuẩn hiện diện trên địa cầu trước con người và tiếp tục tiến hóa.
Trong cõi vi diệu

Miệt mài cho sự sống trên thế gian

Đem hơi thở cho muôn loài. Xuất hiện rất sớm trong lịch sử của sự sống trên trái đất khoảng 3,5 tỉ năm trước, tạo khí ôxy giúp cho muôn loài lần lượt góp mặt trên địa cầu. Các vi khuẩn là sự sống đơn bào có các đặc trưng cơ bản của sự sống: hít thở, chuyển hóa, tạo chất thải và màng bọc linh hoạt, nhưng không có nhân tế bào ngăn DNA với phần khác của tế bào (prôkaryốt).

Cư dân chính của địa cầu. Sống trên địa cầu từ các đỉnh cao nhất đến các vực sâu thẳm của đại dương. Tổng khối sinh học của các vi khuẩn thì nặng hơn tất cả cây cối và động vật hợp lại. Các vi sinh vật đơn bào này là dạng thái sự sống thống trị trái đất. Hành tinh này là của các vi khuẩn, loài người chúng ta chỉ sống ké thôi.

Đóng vai trò tuyệt diệu trong sự phát triển phức tạp hơn của muôn loài. Chu trình carbon, nitơ và sulfua được xoay vòng kín mít. Hệ thống sinh thái cả trên đất liền lẫn dưới nước lệ thuộc chặt chẽ hoạt động của các vi khuẩn. Sinh vật li ti trong cõi vi diệu, lao động miệt mài cho tất cả sự sống trên thế gian.

Kỷ nguyên hậu kháng sinh. Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO: “vi khuẩn đã vuột khỏi tầm tay của các kháng sinh”... - tháng 3/2012. Mối đe dọa “có tính toàn cầu, cực kỳ nghiêm trọng và đang gia tăng”. Kỷ nguyên hậu kháng sinh đồng nghĩa với việc chấm dứt nền y học hiện đại như chúng ta biết.

Là bạn, là thù của con người

Có hàng tỉ vi khuẩn tốt. Cơ thể chúng ta cưu mang vô số cư dân vi khuẩn trên da, trong mũi miệng và ruột. Số vi khuẩn gấp mười lần tổng số tế bào trong người. Một mililít nước bọt chứa đến hàng chục tỉ vi khuẩn. E.Coli trong ruột già nhiều không tính xuể. Chúng giúp tiêu hóa các thức ăn, tạo ra các vitamin, canh gác các nơi nhạy với các vi khuẩn gây bệnh.

Các vi khuẩn ác ôn vào cơ thể bằng nhiều đường. Tụ lên da, đi thẳng vào mũi họng hoặc phổi, chúng gây bệnh bạch hầu, viêm họng, uốn ván, lao... Lây qua thức ăn thức uống gây bệnh thương hàn, dịch tả... Có thể phòng ngừa vài loại bệnh bằng tiêm phòng thường quy ở trẻ em. Nếu có bệnh thì dùng kháng sinh.

Có cuộc khám phá penicillin thần kỳ vào năm 1928, sản xuất thành Thu*c vào những năm 1940. Kỷ nguyên kháng sinh bắt đầu. Đúng là thần dược! Các Thu*c kháng sinh diệt trừ các vi khuẩn mà không gây hại cho người bệnh. Bệnh tật đã ở trong tầm kiểm soát của loài người.

Niềm phấn khởi không dài lâu. Chẳng bao lâu sau, thế giới vi khuẩn vi diệu phát huy khả năng thần kỳ đáp trả các Thu*c chống lại chúng. Vào thập niên 1950, các vi khuẩn bắt đầu lờn Thu*c rồi, có thể gây nhiễm cho con người và trở thành khó trị hơn. Sự lờn Thu*c kháng sinh đưa đến tốn tiền điều trị hơn, nằm viện lâu hơn và làm tăng mức Tu vong.

vi khuẩn lờn kháng sinh, mối đe dọa toàn cầu

Mối đe dọa toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới WHO (2014) tổng hợp dữ liệu từ 114 nước cho thấy sự lờn Thu*c kháng sinh hiện diện ở bất cứ vùng nào trên thế giới, tập trung vào bảy loại vi khuẩn khác nhau thường gây các bệnh nặng. Nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn E.Coli không đến phân nửa số ca còn nhạy Thu*c. Bệnh lậu trở thành cứng đầu hơn. Bệnh lao lờn nhiều Thu*c (MDR- Multidrug Resistance) đang tăng vọt.

Kỷ nguyên hậu kháng sinh. Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO: “vi khuẩn đã vuột khỏi tầm tay của các kháng sinh”... - tháng 3/2012. Mối đe dọa “có tính toàn cầu, cực kỳ nghiêm trọng và đang gia tăng”. Kỷ nguyên hậu kháng sinh đồng nghĩa với việc chấm dứt nền y học hiện đại như chúng ta biết.

Cú sốc lớn. Cơ quan CDC Hoa Kỳ tổng kết, trong một năm rưỡi (2011), vi khuẩn S.aureus kháng Thu*c methicilline (MRSA-Methicillin Resistant Staphylococcus Aureus) đã giết nhiều người (trên 18.000 người mỗi năm) hơn là HIV/AIDS tại Hoa Kỳ. vi khuẩn lờn kháng sinh gây ra khoảng 2 triệu người bệnh và 23.000 người ch*t hàng năm ở Hoa Kỳ. Siêu trùng có thể giết nhiều người hơn ung thư vào năm 2050 nếu kháng sinh được dùng quá đáng.

Thiếu Thu*c kháng sinh mới. Chỉ còn khoảng 3 công ty Dược đầu tư nghiên cứu và sản xuất các kháng sinh so với số 18 công ty vào 20 năm trước. Công nghệ dược phẩm không còn mặn mà với việc phát triển các kháng sinh mới. Đầu tư rất tốn kém, chỉ biên toa vài ngày trong thời điểm nào đó thôi và Thu*c kháng sinh không tránh được bị lờn.

Cuộc giằng co sinh tử

Các siêu trùng. Sự chọn lọc tự nhiên. vi khuẩn trở thành lờn Thu*c với một ngón nghề rất đơn giản: sự chọn lọc tự nhiên (dùng từ của Charles Darwin). Lần đầu tiên gặp Thu*c kháng sinh, hầu hết (có thể là tất cả) các vi khuẩn đều ch*t đi. Nếu như có một hoặc vài con sống sót thì sẽ có chuyện. Chúng lập tức sinh sôi nảy nở thành một dòng vi khuẩn mới. Mỗi vi khuẩn hậu duệ thừa kế sự lờn một loại Thu*c đặc hiệu nào đó. Đây là các siêu trùng (super bug), tên gọi mới dành cho vi khuẩn lờn Thu*c.

Sự lờn Thu*c mau chóng tràn lan.Các vi khuẩn có bộ phận đặc biệt là plasmid, cấu trúc gen ngoài thể nhiễm sắc có khả năng chuyển giao nhanh chóng các gen lờn Thu*c cho cả quần thể vi khuẩn. Có những chủng siêu trùng lờn nhiều Thu*c đến độ coi như hết Thu*c chữa.

vi khuẩn ở thế thượng phong. Viện Hàn lâm Vi sinh Hoa Kỳ có nhận định: “Cuộc vật lộn chống lại sự lờn Thu*c là cuộc chiến mà chúng ta sẽ khó thắng được. Sức mạnh của hàng ngàn ngàn tỉ vi sinh vật, kết với lực tiến hóa xa xưa chắc chắn là ở thế thượng phong. Sự kháng Thu*c sẽ luôn xảy ra”.

Chính con người trợ giúp

Chăn nuôi công nghiệp. Ở Hoa Kỳ gần 80% các Thu*c kháng sinh sản xuất được dùng cho công nghiệp chăn nuôi lấy thịt, nhiều gấp bội lượng Thu*c điều trị người bệnh. Dùng liều thấp nuôi các súc vật khỏe để kích thích lớn mau và để hạn chế nhiễm khuẩn trong môi trường vệ sinh kém. Thật ngon lành cho các siêu trùng.

Các bệnh viện là môi trường lý tưởng cho các siêu trùng. Lượng người bệnh dày đặc, sự sát trùng kém, HIV/AIDS và dùng nhiều kháng sinh gộp lại làm tăng nhanh đà tiến hóa của các siêu trùng.

Các trại dưỡng lão. Mật độ đông những người có hệ miễn dịch yếu kém, các người già thường nhiễm trùng kéo dài, dùng kháng sinh phòng ngừa, bệnh HIV/AIDS gây mức lờn Thu*c kháng khuẩn rất cao.

Phải làm sao đây?

Tổng thống Barack Obama: “Chúng ta phải làm sao bảo đảm cho được là các kháng sinh vẫn có hiệu quả”. Tháng 4/2015, chính quyền Obama khẩn cấp tìm đối sách ứng phó với siêu trùng.

Thủ tướng Anh David Cameron: “Nếu không hành động, chúng ta đang chứng kiến một kịch bản hầu như không ngờ được là các kháng sinh không còn hoạt động được nữa và chúng ta trở về thời tăm tối của y học”... (năm 2014).

WHO có nhiều đề xuất chiến lược cho toàn cầu. Làm sao các công ty Dược đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu các bệnh nhiễm và các kháng sinh. Trong tương lai tìm và sản xuất kháng sinh mới là một thách thức to lớn, nhưng chỉ mới được nửa cuộc chiến. Còn cần phải theo dõi các chủng vi khuẩn lờn Thu*c, kiểm soát tốt nhiễm khuẩn, giữ vệ sinh và vô trùng bệnh viện, quản lý đúng mức dùng kháng sinh trong nông nghiệp.

WHO kêu gọi quần chúng: tránh nhiễm trùng bằng cách rửa tay đều đặn, dùng thức ăn sạch hợp vệ sinh, tránh tiếp cận với người bệnh và tiêm vắcxin kịp thời. Chỉ dùng kháng sinh theo hướng dẫn của thầy Thu*c. Luôn dùng trọn toa Thu*c. Không dùng ké các kháng sinh của người khác.

GS.BS. NGUYỄN CHẤN HÙNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vi-khuan-la-thu-la-ban-n117079.html)
Từ khóa: vi khuan

Chủ đề liên quan:

vi khuan vi khuẩn

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY