Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vì sao tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn mắc Covid-19?

Trong số 9 trường hợp nhân viên cửa hàng Viettel Post, chi nhánh huyện Lương Tài dương tính với SARS- CoV- 2, có trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin
Vì sao tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid- 19 vẫn mắc Covid- 19? (ảnh minh hoạ) 


Ngày 14/8, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh phát hiện 9 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 ở huyện Lương Tài sau 21 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng.

Cả 9 trường hợp trên đều là nhân viên cửa hàng Viettel Post, chi nhánh huyện Lương Tài.

Cơ quan chức năng ngay sau đó đã đưa các trường hợp F0 này đi cách ly y tế. Cửa hàng Viettel Post, chi nhánh huyện Lương Tài tạm thời phong tỏa, phun khử khuẩn.

Dư luận không khỏi hoang mang trước thông tin trong số những trường hợp dương tính với sars- cov- 2 là nhân viên cửa hàng viettel post có trường hợp đã tiêm đủ vắc xin 2 mũi nhưng vẫn mắc covid- 19.

Trả lời vấn đề này với phóng viên infonet qua điện thoại, bà tô thị mai hoa, giám đốc sở y tế tỉnh bắc ninh xác nhận, trong số những trường hợp ghi nhận dương tính với sars- cov- 2 là nhân viên của viettel post "có trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa covid- 19".

Vậy vì sao tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có thể mắc covid- 19?

Pgs. ts trần đắc phu, nguyên cục trưởng cục y tế dự phòng (bộ y tế), cố vấn trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam cho biết, tổ chức y tế thế giới đã chứng minh rằng nồng độ  vi rút của người chưa tiêm với người tiêm giống nhau. việc người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin ngừa covid- 19 chỉ  "giảm triệu chứng nặng và giảm Tu vong thôi chứ không giảm lây nhiễm".

“Chuyện đó là bình thường đã được cảnh báo lâu rồi. Do đó, người dân tiêm đủ 2 mũi để tránh lây nhiễm Covid- 19 vẫn phải tuân thủ các  biện pháp phòng dịch, trong đó có 5K.

Việc tiêm chủng đủ các liều vắc xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng, giảm nhập viện, giảm Tu vong… tháo được giãn cách để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện giờ chưa tháo được giãn cách, do đó 5K vẫn cần phải thực hiện nghiêm”, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh với phóng viên Infonet.

Trước thông tin này, các nhà chuyên môn cho rằng người dân không vì thế mà hoang mang cũng như cho rằng tiêm vắc xin “không có tác dụng”. hoặc có tâm lý chủ quan khi cho rằng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. 

Bởi theo ts. phạm quang thái, trưởng văn phòng tiêm chủng miền bắc, viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, tiêm vắc xin covid-19 là biện pháp phòng bệnh chủ động rất quan trọng.

Người đã được tiêm vắc xin covid-19, đặc biệt là những người mới chỉ được tiêm 1 mũi vắc xin vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác, đặc biệt là biện pháp 5k.

Nguyên nhân là do vắc xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ thấp.

Sau tiêm mũi vắc xin thứ 2 từ một tháng trở ra thì vắc xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc xin.

“lý do thứ 2 là vắc xin không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh.

Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác”, ts. phạm quang thái cho biết.

Theo khuyến cáo của bộ y tế, người đã được tiêm vắc xin covid- 19 vẫn rất cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ, đồng thời thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, trong đó có 5k: khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế.

N. Huyền  

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/vi-sao-nhan-vien-viettel-post-da-tiem-du-2-mui-vac-xin-covid-19-van-duong-tinh-293219.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY