Tai , Mũi , Họng hôm nay

Vì sao trẻ dễ mắc viêm tai giữa?

Viêm tai giữa (VTG) là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng.
Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú mẹ ít bị VTG vì trong sữa mẹ có kháng thểgiúp bé có sức đề kháng tốt. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào taigiữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trongcó ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.

Khi trẻ bị viêm VA hoặc có biểu hiện sốt cao, chóng mặt, nôn cầncho trẻ đi khám ngay đề phòng VTG.

Làm sao biết tai giữa bị viêm?

Khi VTG thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa taydụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vànhtai bệnh nhân đau nhói. Trẻ nhỏ thì khóc thét, ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém.

Dấu hiện đặc trưng của VTG là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng... Nhưng chảymủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.

Nguyên nhân VTG cấp

VTG cấp thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, do cơ chế bảo vệ củalớp niêm mạc vòi nhĩ không còn hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do khác khối choánchỗ tại vùng vòm họng (VA trẻ em).

Nghiên cứu tại các nước công nghiệp cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có thể phòng tránh đượcVTG trong năm đầu. Bú mẹ cũng là biện pháp phòng bệnh cho trẻ tốt nhất ở các nước phát triển nhưnước ta. Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc VTG tái phát là: không được bú mẹ; bị VTG cấp trong 6 thángđầu đời; cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ sứt môi, hở hàm ếch kể cả đã được váchỉnh.

Trẻ em có nguy cơ bị VTG cao hơn người lớn vì ở trẻ em, sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩở trẻ ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơbị nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnhVTG.

Khi nào trẻ bị VTG cần nhập viện điều trị?

Khi trẻ có các biểu hiện xấu như sốt, nôn nhiều, nhức đầu, rét run, tổng trạng suy sụp, trẻ lớnkêu chóng mặt. Những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của VTG nên nhập viện để điều trị vàtheo dõi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biến chứng nặng và nguyhiểm.

Thường viêm tai xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn,trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùngkháng sinh để điều trị ngay. Kết hợp các Thu*c hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các Thu*c nhỏ mũi kếthợp nhỏ tai.

Bệnh nhân viêm tai khi khám thấy màng nhĩ căng phồng, các bác sĩ sẽ trích màng nhĩ để giúp thoátmủ ra hoặc đặt ống thông khí ở tai để dẫn lưu.

Trường hợp tai chảy mủ, ngoài việc dùng Thu*c, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằnggiấy quấn sâu kèn như sau:

- Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn (không dùng tăm bông, tămque hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai).

- Đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra va đặt tiếp một sâu kèn mớikhác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Ngày thay 3 - 4 lần. Thường phải làm 1 - 2 tuần tai mới khôhẳn. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu viêm tai để điều trị sớm và triệt để sẽ tránh biến chứng viêmtai xương chũm. Đây là biến chứng rất nguy hiểm thường gặp sau VTG 1 - 2 tuần.

Dấu hiệu của viêm tai xương chũm: Tiền sử VTG đã 1 - 2 tuần, đã điều trị nhưng không đến nơi đếnchốn hoặc không điều trị, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng cấp tính của tai.

Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao trở lại, toàn trạng hốc hác do nhiễm khuẩn, nhiễm độc; thấy đautai và vùng xương chũm, đau lan lên nửa đầu, ù tai và nghe kém tăng dần, chảy mủ tai tăng hoặc độtnhiên ngừng chảy mủ, có thể chóng mặt.

Khi thăm khám, ấn vào vùng xương chũm (ấn vào sau tai hoặckéo vành tai) bệnh nhân đau buốt (phản ứng xương chũm dương tính). Người bệnh cần đi khám chuyênkhoa tai mũi họng ngay vì nếu viêm tai xương chũm không điều trị đúng cách lại dẫn đến viêm taixương chũm mạn tính hồi viêm.

Đây là một bệnh cấp cứu trong tai mũi họng. Nếu không điều trị kịpthời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí Tu vong.

Theo Huy Hà - BS Trần Mạnh Toàn - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vi-sao-tre-de-mac-viem-tai-giua-n187074.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY