Tai , Mũi , Họng hôm nay

Viêm amiđan có gây biến chứng?

Con tôi bị viêm amiđan nhiều năm, để lâu có gây biến chứng? Chỉ định cắt amiđan với trẻ em có khác người lớn? Khi nào thì cần cắt?

Hiện có bao nhiêu phương pháp cắt amiđan? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Phương Huyền (Q.1, TPHCM)

Các vùng hầu họng có chức năng chặn bắt các vi khuẩn, vi-rút và vi nấm có hạixâm nhập vào cơ thể qua đường mũi-miệng, tạo kháng thể giúp tạo ra sự đề kháng của cơ thể khỏicác tác nhân gây bệnh. Vai trò bảo vệ miễn dịch này thể hiện rõ rệt trong giai đoạn trước sáu-támtuổi, sau đó sẽ giảm dần, đến tuổi "teen" thì chức năng bảo vệ cơ thể qua trung gian miễn dịchsẽ được đảm nhiệm bởi các cơ quan khác như lách, tủy xương...

Khi bị nhiễm khuẩn, các vùng hầu họng sưng to, có các triệu chứng như ngạt mũi,nhiều khi phải thở đường miệng, khò khè, đau họng, khó nuốt, khó ngủ, sưng các hạchcổ và có các vấn đề về tai.

Khi amiđan bị viêm nhiễm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, vai tròbảo vệ cơ thể không còn nữa, thay vào đó là các đợt viêm nhiễm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chấtlượng sống của người bệnh. Ở trẻ em, có thể gây các biến chứng xa: thấp tim, viêm khớp,viêm thận…

Cắt ở trẻ em thường được trì hoãn để không làm suy giảm hệ thống miễn dịchcủa trẻ, ngoại trừ những trường hợp nhiễm trùng nặng cần phải cắt sớm:

- Amiđan quá to gây khó nuốt, khó thở, rối loạn giấc ngủ, hội chứng ngưng thở khi ngủ,ngủ ngáy, rối loạn phát âm…

- Amiđan bị nhiều đợt viêm cấp: ≥ bảy đợt nhiễm trùng trong một năm, ≥ nămđợt nhiễm trùng mỗi năm trong hai năm trước đó, hoặc ≥ ba - bốn đợt viêmamiđan nhiễm trùng mỗi năm trong ba năm trước đó.

- Viêm amiđan có biến chứng như: áp xe amiđan, áp xe quanh amiđan, thấp tim, viêm khớp, viêmthận.

- Viêm amiđan mạn với hốc mủ bã đậu, gây hôi miệng thường xuyên.

- Cắt amiđan đôi khi cũng được chỉ định cho những người đau mạn tính do sạnamiđan.

Hiện có nhiều phương pháp cắt amiđan có tính khả thi cao.

- Phẫu tích và cắt bằng dao mổ: Là dụng cụ được các thầy Thu*c Tai Mũi-Họngưa dùng, được xem là phương pháp tiêu chuẩn trong cắt amiđan. Cắt bằng dao mổ ít gặp chảymáu sau mổ, ít làm tổn thương mô lành xung quanh và lành hốc nhanh hơn. Tuy vậy thờigian mổ dài hơn, lượng máu mất khi bóc tách trong mổnhiều hơn.

- Cắt bằng dao điện lưỡng cực: Ưu điểm của phẫu thuật là hạn chế được tình trạng chảy máutrong lúc mổ, thời gian phẫu thuật ngắn, nhiệt độ tỏa ra từ đầu cắt đốt không cao (60 - 1000C) nênhạn chế được tổn thương mô xung quanh, đau sau mổ ít hơn so với cắt bằng dao điệnđơncực.

- Cắt amiđan họng và các amiđan mũi-hầu bằng sóng cao tần: Tiến hành dưới gây mê, cóthể thực hiện nhiều kỳ. Thao tác dễ, ít đau sau mổ, hốc amiđan mau lành, sớm ăn trở lại(trung bình sau hai - bốn ngày), người bệnh có thể sinh hoạt bình thường ngay. Chỉ định chonhững amiđan to, có thể cân nhắc sử dụng cho các mạn tính hay tái phát.

- Cắt bằng dùng nhiệt hàn gắn mô: Kỹ thuật mới, dùng đơn thuần năng lượngnhiệt để bít kín và chia cắt mô. Không lan tỏa nhiệt nên nhiệt độ xung quanh chỉ cao hơnthân nhiệt bình thường 2 - 30C. Đau ít sau mổ (không cần Thu*c ngủ giảm đau), không phù,không gặp chảy máu thứ phát, kết quả hồi phục nhanh.

- Cắt bằng dụng cụ vi phẫu tích: Dụng cụ này là một máy cạo quay vòng kèm với hútliên tục thường dùng trong phẫu thuật xoang. Loại bỏ phần tắc nghẽn của và vẫnbảo tồn được lớp vỏ bao. Đau hậu phẫu ít hơn, lành chóng hơn, các biến chứng muộn íthơn.

Tuy nhiên chảy máu muộn đôi khi xảy ra với mất máu lượng nhiều. Cắt một phần amiđanđược sử dụng cho các to, không dùng cho những trường hợp nhiễm trùng mạn tính haytái phát.

Theo GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu - ThS.BS Trịnh Đình Hoa - BV Đại học Y Dược TPHCMPhụ nữ TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-amidan-co-gay-bien-chung-n211273.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY