Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Viêm chân tóc, viêm da vì sạch quá

Mùa hè, việc gội đầu thường xuyên là cách duy nhất làm tan cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên đầu. Tuy nhiên, gội đầu nhiều lại không tốt cho da và tóc.
BS Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc BV Da liễu Hà Nội chia sẻ, trong quá trình thăm khám đã từng gặp bệnh nhân viêm chân tóc mà nguyên nhân ban đầu được xác định do… quá sạch. Bệnh nhân nữ ở Hà Nội còn khá trẻ, có mái tóc dài. Nữ bệnh nhân kể, vào mùa hè, phải thường xuyên đi đường nắng nóng, mồ hôi cộng với chiếc mũ bảo hiểm khiến da đầu lúc nào cũng ngứa, dính dính rất khó chịu. Lúc đầu, cách một ngày chị gội đầu một lần. Hôm nào chưa kịp gội tóc bết lại rất khó chịu, đi làm mất tự tin. Dù đã thay đổi một số dầu gội dùng cho tóc dầu nhưng tình trạng không cải thiện. Dần dần thói quen gội đầu hàng ngày hình thành. Gần đây, da đầu chị có nốt mẩn đỏ, ngứa, tóc rụng nhiều nên chị đi khám.

Gội đầu nhiều không hẳn đã tốt

“Qua lời kể của người bệnh về sinh hoạt cùng với biểu hiện trên da đầu, nhiều khả năng trường hợp này bị viêm da do gội đầu quá nhiều. Khi mồ hôi nhiều, bài tiết ứ đọng và sử dụng nhiều dầu gội, lớp tế bào sừng trên cùng bị tổn thương và bong ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi nấm xâm nhập và gây bệnh. Nhiều người mắc bệnh này nhưng ở thể nhẹ, chỉ đến khi quá ngứa, tóc rụng nhiều mới chịu đến bác sĩ khám”, BS Nguyễn Minh Quang nói. Trong dầu gội đầu có một số thành phần chính như chất hoạt động bề mặt (thường gọi là chất tạo bọt, chất tẩy rửa, chất tạo huyền phù…), muối ăn, muối amoni clorua, chất tạo màu, chất tạo mùi thơm và các chất phụ gia tạo ẩm, mượt, bong, dưỡng tóc. Tất cả các thành phần có trong dầu gội đầu đều là những chất đã được phép sử dụng, ít hoặc hầu như không độc đối với người. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm không theo các quy định của quốc gia cũng như quốc tế thì không thể biết được điều gì sẽ xảy ra đối với người tiêu dùng. Trên bao bì các sản phẩm nước gội đầu hiện nay, phần thành phần gồm rất nhiều loại hóa chất, phố biến như nước, sodium Laureth sulfate, cocamidopropyl betane, methylparaben, propylparaben, lauramide DEA, collagen,… PGS.TS Trần Hồng Côn, giảng viên khoa hóa, ĐH Khoa học tự nhiên đánh giá một số chất như sodium lauryl hoặc laureth sulfates là chất đã được cho phép sử dụng trong mỹ phẩm, vệ sinh và tẩy rửa. Nó không gây ung thư và được làm từ dầu dừa, dầu cọ… và tổng hợp nhân tạo. Tuy nhiên, nếu người dùng tiếp xúc thời gian dài, quá nhiều có thể gây mụn ngứa, lở môi, miệng. Methylparaben và propylparaben cũng là chất hoạt động bề mặt đã được cơ quan quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong phụ gia thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…và hầu như không độc. Nhưng nó có thể có mối liên quan tiềm tàng đến ung thư và các bệnh khác đối với người sử dụng quá liều. “Bản chất của sợi tóc là một protein sừng hóa, nếu chất sừng đã ch*t không hấp thụ được chất bổ gì. Việc tóc mượt, đẹp phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Thông qua mạch máu tóc sẽ được nuôi dưỡng và làm tốt. Việc dùng dầu gội đầu chỉ làm sạch tóc và da đầu. Không nên gội đầu quá nhiều lần trong một tuần, vì trên bề mặt lớp da của cơ thể nói chung và da đầu nói riêng luôn luôn có lớp nhờn (mỡ protein nước) tiết ra để giữ ẩm và bảo vệ da. Nếu gội đầu nhiều lần, lớp dầu này mất đi sẽ da đầu dễ bị tổn thương. Người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn (có nguồn gốc, nhãn mác… cụ thể), không dùng hang trôi nổi” PSG.TS Côn khuyên.

Theo Lệ Hà - Phụ nữ Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-chan-toc-viem-da-vi-sach-qua-n266805.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp. Đây là một bệnh mãn tính, hay tái phát với những mảng da dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
  • Cháu là con gái đang ở tuổi 16. Cháu rất buồn vì bệnh viêm da cơ địa khiến lòng và mu bàn chân cháu khi thì mọc mụn nước, khi thì bị bong tróc da.
  • Bệnh viêm da tiết bã nhờn là một dạng viêm da mạn tính không rõ căn nguyên. Bệnh hay ở các vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động mạnh là mặt, đầu, ngực, lưng và các nếp gấp lớn.
  • Các Thuốc như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic là những Thuốc thông thường được dùng điều trị mụn (trứng cá) có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY