Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Viêm môi dị ứng

Năm nay tôi 34 tuổi. Đã 8 năm nay, cứ đến mùa hè là hai môi tôi lại sưng tấy lên, có lúc sưng đỏ căng to như ngón tay cái khiến tôi ăn uống và nói rất khó khăn.
Trong môi, nhất là vành môi có nhiều nốt nước nhỏ li ti như đầu kim khâu, ngứa, nhưng nếu tôi gãi thì môi rất đau, đặc biệt khi môi bị dính nước mắm hay nước quả vải thì ngay lập tức nó sưng lên nhanh chóng như thổi bóng bay.

Sau khoảng 7-10 ngày thì những triệu chứng đó đỡ dần, đến cuối mùa hè thì hết hẳn, nhưng sau khi không còn sưng tấy nữa thì môi tôi lại bị thâm đen, mất khoảng 1 tháng sau thì màu thâm đen trên môi mới hết. Tôi đã đi khám và được chẩn đoán là bị dị ứng theo mùa, sử dụng Thu*c điều trị dị ứng nhưng bệnh vẫn diễn tiến như chưa dùng Thu*c.

Xin kính hỏi bác sĩ, tôi bị bệnh gì mà môi tôi lại bị như vậy? Có cách nào để chữa trị? Tôi ở Hà Nội thì nên đến đâu để chữa trị?

Đào Thanh Hương

“Môi sưng, đỏ, có nhiều nốt nước nhỏ li ti, ngứa, tái đi tái lại theo mùa, và bệnh tự giảm dần sau 7-10 ngày” là các dấu hiệu của tình trạng viêm môi dị ứng. Cách giải quyết như sau:

1. Khi môi đang bị dị ứng:

- Dùng khẩu trang bằng vải cotton khi đi ra đường, khẩu trang này được giặt mỗi ngày bằng xà bông baby và xả kỹ

- Không để môi tiếp xúc với thức ăn (cắt nhỏ thức ăn và múc từng thìa nhỏ cho hẳn vào miệng mỗi khi ăn) hoặc sữa rửa mặt (rửa mặt chỉ bằng nước sạch)

-Tránh cào gãi môi khi đang bị tổn thương, hạn chế liếm môi, bặm môi…

- Bôi Thu*c kháng viêm và giảm sưng như các chế phẩm có chứa corticosteroid (mouthepaste, orrepaste…)

- Uống thêm Thu*c kháng histamin để chống dị ứng, giảm ngứa và một số vitamin dưỡng môi như B2, PP…

- Trong những tình huống nặng (môi sưng phồng nhiều) thì có thể uống corticosteroid < 7 ngày

2. Khi môi giảm hoặc hết dị ứng:

- Dùng khẩu trang bằng vải cotton khi đi ra đường, khẩu trang này được giặt mỗi ngày bằng xà bông baby và xả kỹ

- Uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chứa AHA có tác dụng dưỡng môi như chanh, bưởi, cam, thơm, dưa lưới…

- Rửa mặt bằng sửa rửa êm dịu da như Cetaphil, Α-derma, Avene…

- Bôi dưỡng môi thường xuyên bằng Vaselin. Điều này càng có lợi khi mùa hè đến, khí hậu trở nên hanh nóng, lớp Vaselin sẽ ngăn không cho môi tiếp xúc với các phân tử phấn lá cây, phấn hoa quả bay trong không khí

-Hiện tượng môi thâm sẽ tự mất dần theo thời gian vì đây là do tăng sắc tố sau viêm, hạn chế tối đa không được cạy gỡ hoặc liếm bặm môi vì các động tác này sẽ làm cho môi càng thâm hơn.

Theo ThS.BS Lê Thái Vân Thanh - Tuổi trẻ
Giảng viên bộ môn da liễu ĐH Y dược TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-moi-di-ung-n176413.html)

Chủ đề liên quan:

dị ứng mangyte.vn viêm môi

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY