Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Chính vì thể trạng bản thân không ổn định đã khiến cho không ít bà bầu hoang mang bệnh viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Xem ngay bài..

viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. đây là phản ứng quá mẩn của cơ thể khi có dị vật xâm nhập vào đường thở, gây sưng mắt, ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi khó chịu. bệnh có thể tái đi phát lại trong suốt thai kì – bất kỳ khi nào bạn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. chính vì thể trạng bản thân không ổn định đã khiến cho không ít bà bầu hoang mang bệnh viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? thông tin trong bài viết dưới đây sẽ làm rõ thắc mắc.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khi mang thai

Viêm mũi dị ứng thường gặp ở người có cơ địa dị ứng. đây là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân dị ứng (thường vô hại) xâm nhập vào đường thở. lúc này, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn chúng thành những chất có hại nên đã kích hoạt phản ứng tự miễn để chống lại. cơ chế trên làm sản sinh một loạt chất trung gian gây viêm, hình thành các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, sưng mắt, hắt hơi…

Trên thực tế, viêm mũi dị ứng xuất hiện trước khi mang thai ở người có cơ địa dị ứng và được kích hoạt trong thai kỳ khi chất dị ứng xâm nhập vào niêm mạc mũi. tác nhân gây bệnh phổ biến là: dị ứng thời tiết, phấn hoa, mạt bụi, lông da động vật…

Viêm mũi dị ứng có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. lúc này, cơ thể tiết một lượng lớn estrogen. estrogen tham gia vào việc gia tăng lượng chất nhầy trong cơ thể. mũi đầy màng nhầy, lưu lượng máu đến màng nhầy tăng càng khiến cho mũi bị sưng lên, dẫn đến tình trạng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không?

Viêm mũi dị ứng thực chất là phản ứng quá mẩn của cơ thể ở những người có cơ địa dị ứng. bệnh không gây ảnh hưởng đến thai nhi nên các bà mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng vẫn có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu như mẹ thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, mất ngủ bởi triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài.

Do đó, ngay khi bệnh biểu hiện ra triệu chứng, bạn nên áp dụng biện pháp khắc phục ngay. chữa trị càng sớm sẽ giúp mẹ chóng thoát khỏi ảnh hưởng tiệu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị viêm mũi dị ứng?

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ vào biện pháp sau:

Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Hệ thống miễn dịch chỉ kích hoạt phản ứng tự miễn khi có vật lạ xâm nhập vào đường thở. việc tránh xa tác nhân gay dị ứng có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát triệu chứng bệnh trong suốt thai kỳ.

Điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), không có loại Thu*c nào được coi là hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Vì thế, trước khi sử dụng bất kỳ loại Thu*c nào trong khi mang thai, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về rủi ro / lợi ích của Thu*c điều trị. Chỉ nên dùng nếu lợi ích vượt trội so với rủi ro.

Phân loại Thu*c dành cho phụ nữ mang thai:

    A: Không có nguy cơ.

Rửa mũi bằng nước muối S*nh l*

Nước muối S*nh l* có tính sát khuẩn, được chỉ định để rửa mũi, làm sạch lớp chất nhầy ứ đọng bên trong niêm mạc mũi, giúp đường thở thông thoáng, việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

Thu*c kháng histamin

Thu*c kháng histamin có tác dụng ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian gây viêm, nhờ đó cải thiện được triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi và một số biểu hiện khác.

Các loại Thu*c kháng histamine thuộc nhóm b, được đánh giá là an toàn cho đối tượng phụ nữ mang thai gồm chlorpheniramine và tripelennamine. một số Thu*c kháng histamin không kê đơn thế hệ mới hơn như cetirizine (zyrtec® ), loratadine (claritin® / alavert®) cũng thích hợp với phụ nữ đang mang thai bị viêm mũi dị ứng.

Thu*c thông mũi

Pseudoephedrine (sudafed® và một số dạng chung) là Thu*c thông mũi được chỉ định để giảm thiểu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt/ mũi, hắt hơi do viêm mũi dị ứng và viêm mũi thai kỳ. Thu*c thuộc phân nhóm c. không dùng Thu*c trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh làm ảnh hưởng lên dạ dày của trẻ sơ sinh.

Thu*c xịt mũi

Thu*c xịt mũi cromolyn (nasalcrom®) đặc biệt hữu ích trong điều trị dự phòng viêm mũi dị ứng. nếu như các Thu*c kê đơn không phát huy tác dụng, bạn có thể dùng Thu*c steroid như rhinocort aqua®. cả hai loại trên đều thuộc phân nhóm b theo fda.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống khi bị viêm mũi dị ứng

Bên cạnh việc dùng Thu*c, viêm mũi dị ứng khi mang thai cũng được cải thiện bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống hằng ngày.

    Bảo vệ mũi khỏi tác nhân gây kích ứng: Trong không khí chứa nhiều chất gây kích ứng niêm mạc mũi như: vi khuẩn, khí thải, bụi bẩn, nấm mốc, hóa chất, khói Thu*c lá… Đeo khẩu trang hằng ngày mỗi khi ra đường để hạn chế bị tác động bởi các yếu tố trên.

Tóm lại, viêm mũi dị ứng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. tuy nhiên, nếu không khắc phục sớm, các triệu chứng bệnh có thể khiến phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ… và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. do đó, phụ nữ mang thai cần tích cực điều trị bằng Thu*c hoặc mẹo tự nhiên, kết hợp với việc thay đổi lối sống, cách sinh hoạt để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-mui-di-ung-co-anh-huong-den-thai-nhi-trong-bung-me-khong)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY