Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm mũi dị ứng gây hôi miệng là tình trạng thường gặp, gây không ít phiền toái cho người bệnh. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hôi miệng do viêm..

viêm mũi dị ứng gây hôi miệng là tình trạng thường gặp. nó gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. vậy vì sao viêm mũi dị ứng gây hôi miệng? cách khắc phục tình trạng này ra sao? cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Vì sao viêm mũi dị ứng gây hôi miệng?

Bản chất của bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp niêm mạc trong mũi bị kích ứng bởi tác động của các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. điều này sẽ khiến cho dịch mũi được tiết ra nhiều hơn. trong chất dịch này tồn tại vô số các vi khuẩn gây bệnh. khi được tiết ra quá nhiều, nó tích tụ lại trong các hốc xoang mũi,  khiến bệnh nhân bị đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi… nếu không may dịch mũi bị chảy xuống cổ họng, nó sẽ kích ứng niêm mạc đường hô hấp dưới. hệ quả là khiến đường hô hấp bị viêm nhiễm, làm cho hơi thở có mùi.

Thêm vào đó, nếu dịch nhầy chảy ngược vào cổ họng thì theo phản xạ tự nhiên của cơ thể, người bệnh sẽ nuốt chúng. dịch tiết của mũi khi xuống đến dạ dày tá tràng còn gây nguy cơ di chứng cho dạ dày. chúng có thể làm cho đường ruột bị viêm, tình trạng hôi miệng sẽ càng trở nên nặng nề hơn. ngoài ra, hôi miệng đôi khi chỉ là do vệ sinh răng miệng kém hoặc do ăn các thức ăn nặng mùi. do đó, bệnh nhân cần phải xác định được một cách chính xác nguyên nhân gây bệnh hôi miệng. điều này sẽ giúp đưa ra được các phương án chữa trị phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng

Để khắc phục được tình trạng viêm mũi dị ứng gây hôi miệng, việc đầu tiên là phải điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng. vì đây là căn nguyên gây nên tình trạng trên, do đó chữa được bệnh thì tự khắc chứng hôi miệng cũng sẽ được khắc phục. ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm bớt được tình trạng hôi miệng bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

    Vệ sinh răng miệng thường xuyên. Với những người bị viêm mũi dị ứng thì việc làm này lại càng quan trọng. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ làm giảm được chứng hôi miệng.

Trên đây là những cách khắc phục chứng hôi miệng do bệnh viêm mũi dị ứng. ngoài ra, căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như: viêm họng, viêm màng não, viêm phế quản, viêm xoang… do đó, tốt nhất là bạn nên đi khám và được chỉ định chữa trị sớm khi thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Thông tin thêm: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng Thu*c

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và tham vấn y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-mui-di-ung-gay-hoi-mieng)

Tin cùng nội dung

  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Hôi miệng có nghĩa là hơi thở bạn có mùi khó chịu làm người khác chú ý khi bạn nói hay thở ra
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY