Tai , Mũi , Họng hôm nay

Viêm tai giữa ở trẻ- Không thể coi thường

Mấy ngày nay, khoa TMH lúc nào cũng đông kín. Chỉ sang chồng hồ sơ BS Nguyễn Hoài An, cho biết, phần lớn trẻ nhập viện đều ở tình trạng nặng, phải cấp cứu.

Bệnh nặng vì… Thu*c

Cách đây ít phút, BS An vừa tiến hành nạo VA, đặt ống thông khí hai bên tai cho hai bệnh nhân Nguyễn Ngọc Khởi (10 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) và bé Trần Minh Lộc (8 tuổi, Vĩnh Hồ, Hà Nội) đều nhập viện trong tình trạng cấp tái phát hai bên.

Hay như trường hợp bé Văn Thanh, 9 tuổi ở Mỹ Đình, Hà Nội nhập viện với lý do xương chũm cấp hai bên, biến chứng liệt mặt ngoại biên trái, phải nhập viện để mổ cấp cứu xương chũm trái và đặt ống thông khí hai bên.

Theo BS An, ít phụ huynh biết rằng, là hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh thường xuất hiện sau vài ngày có viêm mũi họng, bệnh nhân có sốt, ho, chảy mũi, có thể bị tiêu chảy và đau tai (đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh viêm tai giữa).

Nhiều trường hợp, cha mẹ tự ý mua Thu*c theo lời mách bảo, theo thói quen... về tự chữa cho con. Kết cục là trẻ bị càng nặng hơn và khi đưa đi cấp cứu hầu như phải chỉ định mổ.

Khi thấy con em mình bị chảy mủ tai, nhiều cha mẹ đã dùng ôxy già nhỏ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong việc điều trị tai, bởi khi nhỏ ôxy già vào tai, khả năng hút sạch nước trong tai là rất khó. Ôxy già đọng lại trong tai sẽ gây kích ứng, phù nề niêm mạc, hòm nhĩ (trong trường hợp thủng màng nhĩ), da ống tai.

Với trẻ em, đặc biệt là dưới 2 tuổi, việc sử dụng Thu*c nhỏ tai không đúng chỉ định sẽ để lại hậu quả nặng nề là nhiễm độc tai trong, gây điếc không hồi phục. Nhiều trường hợp, trẻ điếc ở tuổi chưa tập nói, sẽ bị câm.

Đặc biệt, quan niệm của nhiều phụ huynh cho rằng cứ là dùng kháng sinh toàn thân hoặc nhỏ tai. BS An khẳng định: Đấy là sai lầm bởi đã có nhiều trẻ bị ngộ độc tai trong do chích Thu*c kháng sinh. Gia đình không hiểu rằng, cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ.

Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa biết nói, có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ, thậm chí điếc - câm bẩm sinh...), làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.

Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, có khi ảnh hưởng đến tính mạng do biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII).

Phải điều trị theo đơn

Để tránh mắc giữa, nhất là với trẻ em, BS. Nguyễn Hoài An cho rằng, tốt nhất là phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng cách nâng cao thể trạng chung cho trẻ với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, nhờ đó làm tăng sức đề kháng chung của trẻ.

Khi thời tiết giao mùa sẽ gia tăng trẻ mắc bệnh đường hô hấp, vì thế cần giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa, bảo vệ đường mũi họng cho trẻ. Ngoài ra, nên vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng cách nhỏ dung dịch muối biển hoặc nước muối S*nh l* nhằm làm sạch những bụi bẩn trên đường hô hấp, đặc biệt trong những đợt có dịch đường hô hấp trên. Việc này sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trên.

Tuy nhiên, khi thấy con có biểu hiện của bệnh thì phải điều trị theo đơn của bác sĩ và chỉ dùng hạ sốt, giảm đau nếu trẻ bị sốt trên 38 độ C. Tùy giai đoạn của giữa, người ta có thể dùng các Thu*c nhỏ tai khác nhau. Khi màng tai chưa thủng, trẻ đau tai rất nhiều nên phụ huynh có thể xịt Thu*c để giúp trẻ đỡ đau.

Khi tai đã có mủ, lúc đó cần dùng thêm các dung dịch kháng sinh, corticoid tại chỗ sẽ cho hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên không phải kháng sinh nào cũng dùng để nhỏ tai được, có một số loại kháng sinh có thể gây ngộ độc tai trong dẫn tới điếc nặng. Bởi vậy các bậc cha mẹ không nên tự ý mua Thu*c về cho con dùng khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Đặc biệt, khi tai chảy mủ, không được dùng các dạng Thu*c viên nghiền ra để thổi vào trong tai, vì chúng chứa tá dược không tan trong nước, không bị hấp thu, gây bít tắc đường dẫn ra của dịch. Dịch sẽ đọng lại trong và gây biến chứng ngược vào trong như viêm xương chũm, viêm màng não, viêm mê nhĩ.

"Để tránh cho trẻ những biến chứng nguy hiểm trên, chỉ nên dùng Thu*c theo chỉ định và dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy Thu*c chuyên khoa"- BS An nói. AloBacsi.vn Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-tai-giua-o-tre-khong-the-coi-thuong-n66713.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY