Tai , Mũi , Họng hôm nay

Viêm VA ở trẻ: Cha mẹ không nên chủ quan

VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng, dày  khoảng 2cm, phát triển khi  trẻ được 1 tuổi, hoạt động mạnh từ 3-6 tuổi và thoái hóa khi đến tuổi dậy thì.

Ảnh minh họa.

Triệu chứng viêm va

theo các bác sĩ chuyên khoa, bv nhi đồng 2 cho biết, viêm va nhẹ, không có triệu chứng gì đáng kể.

Trường hợp viêm va cấp và nặng, hoặc mãn tính bé có các biểu hiện sau:
-  sốt cao và ho.
-  nghẹt mũi, lúc đầu nghẹt ít về sau nghẹt nhiều. bé phải há miệng để thở, hay ngủ ngáy.
-  mũi thường hay bị viêm: tiết dịch nhầy, lúc đầu dịch đục, sau đó ngả màu xanh hoặc vàng.
-  thường hay bị viêm tai, than đau tai, chảy mủ tai, nghe kém.
-  cơ thể bé phát triển chậm so với lứa tuổi, người có thể gầy.

biến chứng

-  viêm thanh quản, viêm cấp tính đường hô hấp trên.
-  viêm tai giữa kèm theo chảy mủ tai
-  viêm đường tiêu hóa: đau bụng, đi ngoài ra nhầy, ra nước.
-  viêm hạch: thường là viêm hạch vùng cổ.
-  viêm thận.
-  viêm mi mắt.
 
các mức độ viêm va

-  va quá phát: biểu hiện chủ yếu bằng dấu hiệu nghẹt mũi, ngủ ngáy.
 - va cấp: bé sốt chảy mũi thường kết hợp với họng cấp.
-  va mãn tính: va cấp tái phát nhiều lần do điều trị không triệt để.
 
cách điều trị

-  trường hợp va bị viêm nhẹ, không cần phải điều trị bằng Thu*c, chỉ cần dinh dưỡng tối đa, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng là bé hết. thường xuyên rửa mũi bằng nước muối S*nh l* 0,9% rồi xì mũi sạch ( nếu trẻ nhỏ thì hút mũi ), giữ vệ sinh và ủ ấm cho bé.

- trường hợp bé bị viêm va cấp hoặc nặng, cần đưa bé đến khám chuyên khoa tai mũi họng ngay để được điều trị kịp thời và đúng như: dùng Thu*c kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, hạ sốt, giảm đau.

- Trường hợp bé bị VA nặng, nghẹt mũi hoàn toàn, có thể bị biến chứng thì Bác sĩ  Tai Mũi Họng sẽ can thiệp bằng phẫu thuật nạo VA

- sau khi bé nạo va xong có thể được về trong ngày. khi về nhà, phụ huynh phải theo dõi và chăm sóc bé cẩn thận như: bé phải được nghỉ ngơi hoàn toàn trong 24 giờ sau nạo va, những ngày sau đó ăn cháo loãng và uống sữa, uống Thu*c theo toa của bác sĩ.
 

Cách phòng bệnh
- Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ, nên thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối S*nh l* có tác dụng vệ sinh mũi họng tốt.
- Mùa đông cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt cần giữ ấm cổ, giữ ấm bàn chân, không để trẻ đi chân trần.
- Cải thiện môi trường sống của trẻ, nhà ở thoáng đãng khô ráo về mùa hè, kín gió về mùa đông.
- Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm mũi họng cấp hay viêm V.A cấp.


AloBacsi.vn
Theo VnMedia
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-va-o-tre-cha-me-khong-nen-chu-quan-n122835.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY