Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Việt Nam hướng tới thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ sau năm 2015

Việt Nam với tư cách đồng chủ tọa phiên thảo luận triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của LHQ sau 2015 đã chia sẻ thành tựu và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ.
Tại Hội nghị Khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 66 của Tổ chức Y tế Thế giới diễn ra tại Guam, Hoa Kỳ từ ngày 12-16/10/2015, Việt Nam được mời tham gia đồng chủ tọa Phiên thảo luận về cách thức các quốc gia triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững">mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals-SDGs) của Liên Hợp Quốc sau năm 2015.

Vào tháng 9/2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững có 1 mục tiêu về y tế (Mục tiêu số 3) và 2 mục tiêu liên quan đến y tế (Mục tiêu số 2 và Mục tiêu số 6). Các mục tiêu cụ thể về y tế cần đạt được là: (1) giảm tỷ lệ giảm Tu vong mẹ xuống còn dưới 70/1000 ca đẻ sống, (2) Giảm thiểu tối đa Tu vong trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, (3) Kiểm soát dịch bệnh và bùng phát dịch bệnh, (4) Giảm tỷ lệ Tu vong do các bệnh không lây nhiễm, (5) Phòng ngừa và điều trị lạm dụng chất gây nghiện, (6) Giảm một nửa các ca Tu vong và T*i n*n thương tích do T*i n*n giao thông đường bộ, (7) Tiếp cận rộng rãi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, (8) Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, (9) Giảm tỷ lệ Tu vong và bệnh tật do ô nhiễm/nhiễm độc, (10) Phòng chống Thu*c lá (thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát Thu*c lá), (11) Tiếp cận Thu*c thiết yếu và vắc xin, (12) Tài chính y tế và nhân lực lực tế tại các quốc gia đang phát triển, (13) Tăng cường năng lực ứng phó với các nguy cơ sức khỏe.

So với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (mục tiêu đạt đến năm 2015), các mục tiêu phát triển bền vững (đặt ra cho giai đoạn sau năm 2015) rộng hơn, bao quát hơn, song vẫn trên cơ sở tiếp nối và mở rộng và liên hệ mật thiết với các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước đây.

Tại Phiên họp, Việt Nam chia sẻ với các quốc gia về những thành tựu đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu SDGs sau năm 2015, đồng thời với việc duy trì thành quả đã đạt được và tiếp tục thực hiện các mục tiêu MDGs chưa hoàn thành. Đảng và nhà nước Việt Nam luôn coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, sức khỏe vừa là đích đến, vừa là nguồn lực con người vô giá để xây dựng được xã hội giàu mạnh và phát triển. Các mục tiêu SDGs này muốn thực hiện tốt thì cần được lồng ghép vào các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, các kế hoạch 5 năm của quốc gia, các kế hoạch 5 năm của ngành y tế và các kế hoạch trong các lĩnh vực khác. Các chỉ số y tế cụ thể đề ra trong mục tiêu phát triển bền vững cần được lồng ghép và đưa vào các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của quóc gia.

Điểm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là sự cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo, sự phối hợp đa ngành chặt chẽ và hiệu quả và sự tham gia tích cực của người dân và của cả cộng đồng xã hội. Chăm sóc sức khỏe nhân dân không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. So với các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, các mục tiêu phát triển bền vững đề cập đến các yếu tố xã hội và môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy với cách tiếp cận rộng mở và toàn diện mới này, sức khỏe được quan tâm và dành ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của toàn cầu.

Cũng tại phiên họp này cộng đồng quốc tế đánh giá cao những kết quả mà Việt Nam đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu MDGs, cụ thể Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là 1 trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc giảm Tu vong bà mẹ và trẻ em và là quốc gia thành công trong việc ngăn ngừa nhiều dịch bệnh nguy hiểm, trong đó phải kể đến thành công la quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS và đang là quốc gia đi đầu trong các nỗ lực đảm bảo anh ninh y tế toàn cầu. Việt Nam cũng bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác và chia sẻ với cộng đồng quốc tế những bài học kinh nghiệm thành công của Việt Nam và mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới, qua đó có thể đúc kết được các bài học kinh nghiệm quí báu trong quá trình phát triển ngành y tế và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia đi trước.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-viet-nam-huong-toi-thuc-hien-cac-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-cua-lhq-sau-nam-2015-19369.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.