Tình yêu và giới tính hôm nay

Virus corona có khả năng lây qua đường tiêu hóa, để phòng bệnh cần lưu ý điều gì?

Không chỉ lây qua đường hô hấp mà đường tiêu hóa cũng đang được cho là nguy cơ nên mọi người phải lưu ý thật kỹ các biện pháp phòng bệnh.

Dịch bệnh viêm phổi cấp COVID-19 (nCoV) hiện đang là chủ đề được quan tâm nhất hiện nay ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Bởi yếu tố nguy hiểm của chủng virus mới này là lây lan qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người bị ho, sổ mũi; hoặc lây khi tiếp xúc với người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, rửa tay bằng xà phòng; lây truyền từ bề mặt đã bị dính virus corona.

virus corona mới có thể được lây truyền từ người sang người qua hệ tiêu hóa.

Đây là kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia của Bệnh viện Renminbi thuộc Đại học Vũ Hán và Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Các chuyên gia đã báo cáo phát hiện này sau khi nghiên cứu mẫu phân và bệnh phẩm trực tràng của bệnh nhân. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện có nhiều trường hợp nhiễm bệnh với triệu chứng ban đầu là tiêu chảy thay vì biểu hiện sốt thường thấy.

Chuyên gia khẳng định chính triệu chứng tiêu chảy có thể làm cho việc lây truyền virus qua đường phân - miệng trở nên dễ xảy ra hơn. Do đó, để tăng khả năng phòng ngừa bệnh thì bạn cần tuân thủ nguyên tắc rửa tay hoặc vệ sinh đúng cách, đặc biệt sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng.

virus corona lây truyền qua con đường ăn uống. Tuy nhiên, theo TS. Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh cho biết: "Ăn uống là con đường lây nhiễm còn bỏ ngỏ nhưng cũng không nên loại trừ". Đó là lý do vì sao, ngành y tế đã có khuyến cáo mọi người cần chú ý ăn uống thực phẩm đã được nấu chín, không được ăn sống.

Một câu hỏi lớn được đặt ra tiếp theo là có khả năng bị lây nhiễm virus corona khi dùng chung vật dụng ăn uống hay không? Như đã khẳng định ở trên, vẫn chưa có bằng chứng đủ khẳng định virus corona có lây qua đường ăn uống. Nhưng TS. Lê Quốc Hùng cũng cho biết thêm rằng, nếu suy luận theo logic, virus corona có thể lây qua giọt bắn nước bọt của người bệnh ra bên ngoài thì khi giọt bắn này bám dính vào các vật dụng như đũa, thìa, bát, đĩa... việc sử dụng chung vật dụng ăn uống mà không được vệ sinh kỹ vẫn có khả năng lây nhiễm.

Câu hỏi về vấn đề virus corona có thể lây qua đường ăn uống hay không cũng được đề cập trong bộ câu hỏi "Học sinh, sinh viên cần nhớ trong sinh hoạt tập thể" từ trang Lá chắn virus Corona giúp nhiều người tự làm trắc nghiệm để đánh giá xem bản thân đã hiểu đúng về con virus này hay chưa. Bạn có thể thử tự làm trắc nghiệm về bộ câu hỏi này ngay sau đây:

Đề cập đến vấn đề này trong câu số 2 từ bộ câu hỏi trên, PGS.TS Lê Huy Nga - Nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế cho biết: "Việc virus corona lây qua đường tiêu hóa thường chỉ xảy ra với người chăm sóc tiếp xúc với phân của người nhiễm bệnh. Nếu đi ăn quán, để phòng bệnh thì nên ăn chín, uống sôi. Người phục vụ phải đeo bao tay và tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm".

Như vậy, mặc dù chưa có bằng chứng chắc chắn về việc virus corona lây qua đường tiêu hóa, ăn uống, tuy nhiên để việc phòng ngừa bệnh trở nên tối ưu hơn thì ngoài việc đeo khẩu trang, bất cứ ai cũng nên lưu ý lời khuyên sau từ các chuyên gia:

- Đảm bảo ăn chín, uống sôi.

- Rửa tay kỹ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc nơi đông người.

- Vệ sinh kỹ vật dụng ăn uống, ưu tiên thức ăn tự chuẩn bị ở nhà.

- Nếu là người bán thực phẩm, quán ăn uống thì nên đeo khẩu trang, bao tay để hạn chế tình trạng nước bọt bắn dính vào thức ăn hoặc vật dụng ăn uống.

Những điều học sinh, sinh viên cần nhớ trong hoạt động tập thể để phòng tránh dịch bệnh Covid-19.

Nguồn: Lá chắn virus Corona

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/virus-corona-co-kha-nang-lay-qua-duong-tieu-hoa-de-phong-benh-can-luu-y-dieu-gi-20200214173158019.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Nếu bạn được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư khi còn là thanh-thiếu niên, việc cân nhắc về khả năng sinh sản sau này là rất quan trọng nếu bạn muốn có con
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...