Hình ảnh quảng cáo sản phẩm pate minh chay trên internet. (ảnh: báo điện tử người lao động)
Trong khoảng thời gian từ 24/7/2020 đến 30/7/2020, khoa bệnh nhiệt đới - bệnh viện chợ rẫy đã lần lượt tiếp nhận và điều trị cho 5 bệnh nhân bị sụp mi, liệt cơ hô hấp sau khi ăn cùng một loại thực phẩm pate chay đóng hộp.
Dựa theo mối quan hệ và thời gian khởi phát bệnh, 5 BN nêu trên được chia ra làm 2 nhóm
Nhóm bệnh nhân thứ nhất (quan hệ: vợ chồng)
BN nam: H.M.C., sinh năm 1984. Tiền sử bệnh: tăng huyết áp
BN nữ: N.Đ.H.O, sinh năm 1984. Tiền căn khỏe mạnh, đang có thai con đầu 19 tuần.
Cùng cư ngụ tại: Nha Trang - Khánh Hòa
Diễn tiến bệnh: 12h00 ngày 19/7/2020 hai vợ chồng cùng ăn pate Minh Chay, đến khoảng 9h00 ngày 20/7/2020 BN nam (người chồng) đột ngột buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mờ mắt, nuốt khó, sụp mi mắt, không sốt. Nhập bv Khánh Hòa, sau 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Khánh Hòa tình trạng bệnh nặng hơn, xuất hiện nói đó và khó thở nhẹ nên được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 24/7/2020. Tình trạng lúc nhập viện Chợ Rẫy: bệnh tỉnh, tự thở nhanh, sụp mi mắt (T) > (P) sức cơ tứ chi 5/5.
BN nữ (người vợ) khời phát buồn nôn, nôn ói và mệt mỏi vào ngày 21/7/2020, đến ngày 24/7/2020 xuất hiện thêm các triệu chứng mờ mắt, sụp mi mắt, nuốt khó, nói khó. BN nhập bv Chợ Rẫy ngày 24/7/2020.
Cả hai vợ chồng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, sụp mi mắt hoàn toàn, nói khó, nuốt khó, yếu tứ chi sức cơ từ 2-4/5, khó thở tăng dần, suy hô hấp phải đặt nội khí quản, thở máy ngày 27/7/2020.
Chẩn đoán thời điểm này: theo dõi ngộ độc botulinum nghi do ăn pate chay đóng hộp bị nhiễm khuẩn.
Nhóm bệnh nhân thứ hai (quan hệ: bạn bè.)
N.T.T., sinh năm 2000
N.T.N.T., sinh năm 1996
T.T.G. sinh năm 1994.
Tiền sử bệnh: khỏe mạnh. 2 người ngụ tại Đồng Nai và 1 người ngụ tại Vũng Tàu.
Diễn tiến bệnh: ba người cùng nhau ăn pate minh chay ngày 24/7/2020
N.T. T.: ngày 25/7/2020 đột ngột nôn ói, đau thượng vị, không sốt, ngày 27/7/2020 nhập BV Đồng Nai
T.T.G.: ngày 26/7/2020 đột ngột nôn ói, mệt mỏi không sốt, ngày 28/7/2020 nhập BV Đồng Nai
N.T.N.T. : ngày 26/7/2020 đột ngột nôn ói, đau họng, nói khó, sốt 1 cơn, ngày 27/7/2020 nhập BV Bà Rịa.
Tại BV địa phương: cả ba bệnh nhân đều xuất hiện triệu chứng nói khó, sụp mi mắt, khó nuốt, khó thở, yếu tứ chi với sức cơ từ 2/5 đến 3/5 . Các bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy lần lượt vào các ngày 27, 29 và 30/7/2020. Tình trạng lúc nhập Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh nhân tỉnh, không sốt, sụp mi hoàn toàn, suy hô hấp, thở máy, sức cơ tứ chi 2-3/5.
Tóm tắt các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của 5 bệnh nhân:
Triệu chứng lâm sàng:
Xét nghiệm cận lâm sàng
Điều trị:
Cả 5 bệnh nhân được điều trị hỗ trợ với: Thở máy; Thay huyết tương (5 lần, cách nhật); Vitamin nhóm B, dinh dưỡng, VLTL…
Tóm tắt kết quả điều trị (Tới ngày 25/8/2020):
Bệnh ngộ độc botulinum:
Botulinum là một chất độc tác động lên các dây thần kinh, nó được vi khuẩn c. botulinum sản sinh ra trong quá trình phát triển (nhân đôi hay sinh bào tử).
Vi khuẩn c. botulinum là một loài vi khuẩn yếm khí (sống trong môi trường không có không khí). có khả năng tự tạo ra bào tử (hiểu nom na là vi khuẩn tự đóng kén để tồn tại trong môi trường có không khí) nằm lẫn trong đất cát. khi có điều kiện thuận lợi là môi trường yếm khí, thường gặp nhất là những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn được đóng hộp, thì các bào tử này sẽ tái hoạt động trở lại, sinh sản, phát triển và tạo ra botulinum.
Trung bình từ 12 – 36 giờ (có thể vài ngày) sau khi khi ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm này, con người hay động vật sẽ bị ngộ độc botulinum dẫn tới các triệu chứng sau: đau bụng, đau cơ, mệt mỏi, nhìn mờ hay nhìn đôi, khô miệng, nói khó, nuốt khó, sụp mi mắt, yếu cơ toàn thân và sau cùng là khó thở, không thở được do liệt các cơ hô hấp dẫn tới Tu vong nếu không được điều trị kịp thời. các triệu chứng này xuất hiện chậm hay nhanh tùy thuộc vào lượng botulinum ăn phải.
Mặc dù được điều trị tích cực thì tình trạng liệt vẫn kéo dài vài tháng, thậm chí có thể liệt không hồi phục cho thấy ngộ độc botulinum là một bệnh cảnh vô cùng nguy hiểm.
Ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, bào từ vi khuẩn c. botulinum còn có thể xâm nhập qua các vết thương ngoài da không được giữ sạch. khi vết thương liền miệng tạo ra môi trường yếm khí thì các bào tử có thể tái hoạt sản sinh ra chất độc botulinum dẫn tới ngộ độc.
Khác với người lớn, trong đường ruột của trẻ em nhũ nhi bào tử vi khuẩn này cũng có thể phát triển (do ăn phải thức ăn bị nhiễm bào tử không đóng hộp) dẫn tới ngộ độc.
Khuyến cáo:
Giữ gìn vệ sinh thực phẩm, ăn những loại thức ăn đã được nấu chín.
Tránh ăn những thức ăn đóng hộp làm bằng tay không có công nghệ tiệt trùng.
Rửa sạch các vết thương ngoài da sau khi bị thương, bôi các loại dung dịch sát khuẩn lên vết thương và yêu cầu chăm sóc y tế trong quá trình điều trị sau đó.
Theo Duy Phương, Vũ Em/VTV
Link bài gốc Lấy link
https://vtv.vn/xa-hoi/vu-ngo-doc-pate-chay-dong-hop-ngo-doc-botulinum-hiem-gap-nhung-co-kha-nang-chet-nguoi-20200830105542048.htmTheo Duy Phương, Vũ Em/VTV
Chủ đề liên quan:
botulinum căn bệnh hiếm gặp chết người có khả năng hiếm gặp khả năng ngộ độc ngộ độc botulinum Ngộ độc pate ngộ độc pate chay ngộ độc thực phẩm pate chay Pate Minh Chay vitamin nhóm b