Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Vui đón Tết, trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ

Đầu xuân năm mới với nhiều lịch trình chúc Tết, du xuân, rất có thể cha mẹ sẽ quên đi lịch tiêm cho bé. Các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trẻ mắc bệnh truyền nhiễm nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, căn cứ theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 các trẻ thuộc đối tượng chương trình Tiêm chủng mở rộng bắt buộc phải tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin miễn phí để phòng các bệnh truyền nhiễm.

Các loại vắc xin này bao gồm: vắc xin viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh viêm màng não mủ (Hib); bệnh sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella.

Cụ thể:

- Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan b trong 24h đầu sau sinh và tiêm vắc xin phòng bệnh lao trong vòng 1 tháng sau khi sinh

- Trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng 5 bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và uống vắc xin phòng bại liệt

- Trẻ 9 tháng tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

- Trẻ 18 tháng tuổi tiêm vắc xin Sởi - Rubella và tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

- Trẻ từ 1 đến 5 tuổi tiêm 3 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn:

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ.

Hiện nay, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được khống chế song vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp. Nếu trẻ không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng.

Chính vì vậy, vì sức khoẻ của con em mình, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vui-don-tet-tre-de-mac-benh-truyen-nhiem-neu-khong-duoc-tiem-vac-xin-day-du-n141462.html)

Tin cùng nội dung

  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY