Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva hôm 11/9 rằng "chủ nghĩa dân tộc vaccine" chẳng những không thể chấm dứt đại dịch, ngược lại còn khiến nó kéo dài và trì trệ.
Đó cũng là lý do who và nhóm cố vấn chiến lược về tiêm chủng (sage) được chỉ định của tổ chức này đã công bố một kế hoạch phân phối vaccine trên toàn thế giới. trong đó có chia sẻ cách tiếp cận vaccine toàn cầu, ưu tiên tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương ở khắp mọi nơi. điều này đồng nghĩa với việc mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có một số người nhận được mũi tiêm vào thời điểm đầu tiên, thay vì toàn bộ công dân của một nước. vì số liều vaccine ban đầu không thể đáp ứng nhu cầu của toàn bộ người dân trên thế giới.
Khung phân phối vaccine do who đề xuất giúp đảm bảo tất cả các quốc gia đều có thể tiếp cận với vaccine ncov mới khi được chấp thuận.
Ngoài việc vạch ra chiến lược phân phối vaccine công bằng giữa các quốc gia, khuôn khổ của who cũng xem xét các ưu tiên tiêm chủng ở mỗi nước.
Hướng dẫn của who không bao gồm thứ tự các nhóm nhất định sẽ nhận vaccine. song bản kế hoạch nêu rõ một số nhóm dễ bị tổn thương có mức ưu tiên cao hơn, linh hoạt tùy theo nhu cầu riêng của mỗi quốc gia.
"Chúng tôi không xác nhận nhóm nào nên được ưu tiên hàng đầu, xếp thứ hai hay thứ ba trong danh sách, thứ tự đó sẽ được công bố sau", ông Faden, người cố vấn và là thành viên của COVAX. Ông không đại diện cho bất cứ cơ quan quốc tế nào.
Ông faden nói thêm rằng các mô hình lây nhiễm tại địa phương, số lượng chung của nguồn cung cấp vaccine và cơ sở hạ tầng của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến chiến thuật phân phối. những yếu tố này có thể thay đổi đến khi vaccine ncov được chấp thuận. đó là lý do bản kế hoạch hiện tại chưa nêu cụ thể đối tượng nào được ưu tiên hàng đầu và công bố trong những bản cập nhật sau.
"khuôn khổ who đưa ra đáng chú ý vì đề cao sự công bằng toàn cầu với các mục tiêu cụ thể nhằm vào các quốc gia giàu có. họ không chỉ xem xét tác động sức khỏe cộng đồng của việc phân bố vaccine mà còn dựa trên các tác động xã hội và kinh tế", ông faden cho biết.
Một số quốc gia lớn, thuộc nhóm nước phát triển, trước đó đã xác nhận tham gia chương trình thúc đẩy phát triển vaccine có tên covax. những nước này đã đóng góp chi phí, tài trợ để covax có thể tiến hành sản xuất vaccine và phân phối chúng một cách công bằng trên toàn thế giới. đây cũng là mục tiêu dài hạn mà nhóm sáng lập covax muốn hướng đến.
Hiện tại có 78 quốc gia trên thế giới đã đồng thuận tham gia chương trình này. Trong đó Đức, Nhật Bản, Na Uy và Ủy ban châu Âu trong tuần này bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia COVAX với tư cách là các quốc gia "tự tài trợ". Cho đến nay, trừ Mỹ từ chối tham gia từ đầu, đã có tổng cộng 170 quốc gia dự định tham gia COVAX, chiếm khoảng 70% dân số thế giới.
Tiến sĩ ruth faden, người sáng lập viện đạo đức sinh học johns hopkins berman chia sẻ, ý tưởng đằng sau covax là hướng đến một cộng đồng đoàn kết trên thế giới, mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, đồng thời khuyến khích phân phối vaccine một cách công bằng để tất cả các nước đều được tiếp cận vaccine ngay từ đầu. không có quốc gia nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống đại dịch. các quốc gia tự tài trợ về cơ bản là đang tự giúp người dân nước mình bằng cách giúp đỡ các nước khác.
Hiện các đơn vị nghiên cứu vaccine có "ứng viên" đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối gấp rút thu thập dữ liệu để phân tích tính an toàn và hiệu quả. nhiều hãng dược còn ký cam kết đảm bảo sẽ không rút ngắn quy trình nghiên cứu, thử nghiệm để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. dự kiến nếu mọi thứ diễn ra đúng theo kế hoạch, một trong các "ứng viên" tiềm năng có thể được chấp thuận trong năm nay.
Chủ đề liên quan:
chia sẻ Covid 19 kế hoạch nCoV phân phối phân phối vaccine vaccine vaccine Covid 19 vaccine nCoV