Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Xây dựng chế độ ăn cho người bị đái tháo đường

Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Về mặt dịch tễ học khó có số liệu chính xác, đặc biệt là ở giai đoạn tiềm ẩn...

Xác định bệnh đái tháo đường

Tuy gọi là đái ,nhưng không phải trường hợp nào có đường trong nước tiểu cũng gọi là bệnh đái ; cáctrường hợp có fructose niệu, lactose niệu, galactose niệu, pentose niệu hay có glucase niệu dongưỡng thận hạ thấp thì dù có đường trong nước tiểu cũng không thực sự là bệnh đái .

Theo hướng dẫn của Tổ chứcY tế thế giới - bệnh được xác định dựa vào 1 trong 3 kết quả của xét nghiệm sau (cáckết quả phải lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó thì mới kết luận):

1. Có các triệu chứng đáitháo đường và glucose huyết tương khi làm xét nghiệm ngẫu nhiên >200mg/dl (11,1mmol/lít). Ngẫunhiên nghĩa là xét nghiệm được tiến hành ở bất cứ thời gian nào trong ngày mà không quan tâm tớibữa ăn cuối cùng.

2. Glucose huyết tương lúcđói >126mg/dl (7,O mmol/lít), lúc đói nghĩa là xét nghiệm được tiến hành sau 6 - 8 giờ nhịn đói.

3. Glucose huyết tương sau2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết khoảng 200mg/dl (II,1 mmol/lít)

* Trường hợp không nghĩđến đái tháo đường:

Glucose huyết tương sau 2hlàm nghiệm pháp tăng đường huyết <140mg (7,8 mmol/lít).

Glucose trong huyết tươnglúc đói <110 mg/dl (6,1mmol/lít)

Người mắc bệnh đái tháođường (ĐTĐ) thành 2 thể (typ) căn cứ vào việc có phụ thuộc insulin hay không: typ I - ĐTĐ có phụthuộc insulin và typ II - ĐTĐ không phụ thuộc insulin.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn (Đối với người ĐTĐ typ IIvà typ I nhẹ)

1. Đảm bảo đủ tổngnăng lượng để giữ cân nặng bình thường:

2. Đảm bảo cung cấpcân đối năng lượng giữa protein, glucid và lipid theo tỷ lệ như sau:

- Protein: 15% - 20%

- Cholesterol:200 - 800mg/ngày.

- Glucid: 55 - 60%

- Lipid: 30%, trong đóacid béo bão hòa: 7~10%, acid béo không no 1 nối đôi 10 - 15%, acid béo không no nhiều nối đôi 6%năng lượng.

Ở người bình thường, trungbình tỷ lệ protein trong tổng năng lượng nên là 12%. Ở người ĐTĐ, cần đạt ít nhất 15 %, nhiều hơn ởmức người bình thường, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể, một mặt cung cấp thêmnăng lượng thay glucid.

Với lipid, cần dùng cácloại acid béo không no. Cần hạn chế cholesterol ở mức thấp nhất.

3. Nên dùng thức ăngiàu chất xơ

Thức ăn giàu chất xơ cótác dụng làm giảm tăng glucose, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn của bệnh nhân ĐTĐ thuộc typII.

4. Dừng các thực phẩmcó chỉ số đường huyết thấp

Các loại thức ăn mặc dù cólượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khá nănglàm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của một loại thức ăn nào đó,được coi là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm.

Chỉ số đường huyết khôngchỉ phụ thuộc vào sự phức hợp của thành phần glucid mà còn phụ thuộc vào thành phần chất xơ, quátrình chế biến, tỷ lệ amylase và amylopectin. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòatan, có chỉ số đường huyết thấp.

Dùng các loại thức ăn cóchỉ số đường huyết thấp trong (đặc biệt đối với ĐTĐ typ II) cóưu điểm là làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hoá lipid tốt hơn...

5. Đủ vitamin:đặc biệt là vitamin nhóm B (thiamin, riboflavin, niacin) để ngăn ngừa tạo thành thể centonic.

6. Phân chia khẩu phầnthành nhiều bữa không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. Với bệnh nhân ĐTĐ typ I, các bữa ănnên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin đề phòng hạ đường huyết.

Cách tính toán để xây dựng chế độ ăn

Thí dụ: Tính cụthể cho bệnh nhân ĐTĐ, nặng 50 kg, lao động nhẹ.

1. Tính tổng năng lượngcần thiết cho một ngày:

Kcal/kg x cân nặng cơ thể= 30 Kcal x 50 = 1500 Kcal

2. Năng lượng do glucidcung cấp = 55% tổng số năng lượng

1500 x 55% = 825 Kcal

3. Lượng glucid cần thiếtsẽ là 825 : 4 = 206g

4. Năng lượng do proteincung cấp: 20% tổng số năng lượng

1500g x 20% = 300 Kcal

5. Lượng protein cầnthiết: 300 : 4 = 75g

6. Năng lượng do hpid cungcấp: Tổng năng lượng trữ đi năng lượng do glucid và protein cung cấp.

1500 - (825 300) = 375Kcal

7. Số gam lipid trong chếđộ ăn là 375: 9 = 42g

* Tóm lại, trêncơ cấu như sau: Tổng năng lượng 1500 Kcal/ngày - trong đó: Glucid 55%; Protein 20%; Lipid 25%

* Về cơ cấu bữa ăn trongngày:

Nếu do điều kiện lao độngvà sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày, năng lượng đưa vào phân bố như sau:

- Bữa sáng: 20% nănglượng

- Bữa trưa: 40% nănglượng

- Bữa tối: 40% nănglượng

Nếu có điều kiện, nên phânthành 6 bữa/ngày:

- Bữa sáng: 10% nănglượng

- Bữa phụ: 10% nănglượng

- Bữa trưa: 30% nănglượng

- Bữa phụ: 10% nănglượng

- Bữa tối: 30% nănglượng

- Bữa phụ: 10% nănglượng

Tại Khoa Dinh dưỡng củacác bệnh viện lớn đều có thực đơn dành cho bệnh nhân ĐTĐ (được tính toán rất chi tiết từng bữa,từng ngày...) - chúng ta có thể tham khảo nếu người thân trong gia đình mắc phải căn bệnhnày...

Theo Mai Thanh - Thực phẩm và Đời sống/ ViệnDinh dưỡng

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/xay-dung-che-do-an-cho-nguoi-bi-dai-thao-duong-n209790.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY