Khoa học hôm nay

Xem Cá voi sát thủ “lập mưu” săn mồi

Những bức ảnh chụp dưới đây đã cho thấy cơ chế phối hợp của những “kẻ hủy diệt” khôn ngoan. Số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu cho thấy, ba phần tư số lần sử dụng chiến thuật này, cá voi sát thủ đã thành công.

Chú hải cẩu cảm thấy tuyệt đối an toàn khi nằm trên tảng băng trôi ở nam cực, kể cả khi một tốp cá voi sát thủ đang lượn lờ xung quanh.

Nhưng chỉ trong vài phút, nó đã bị hất văng xuống nước bởi một chiến thuật phối hợp nhóm cực kỳ thông minh, và nhanh chóng biến thành mồi ngon của những gã khổng lồ.

Hai con cá voi sát thủ bao vây con mồi, chuẩn bị chiến thuật săn mồi phối hợp. Ảnh: DailyMail

Họ cũng phát hiện thấy cá voi sát thủ - với trọng lượng hơn 6 tấn và dài hơn 5,3m – luôn xẻ thịt con mồi dưới nước một cách rất cẩn thận: chúng vẫn phối hợp ăn ý với nhau trong lúc lột da và ăn thịt những con hải cẩu.

Tiến sĩ robert pitman, một nhà khoa học biển của ủy ban hải dương và khí quyển quốc gia california, chính là tác giả của những bức hình ấn tượng về cảnh săn mồi của cá voi sát thủ.

Một tốp 3 con cá voi sát thủ lao vun vút đến tảng băng có con mồi. Đuôi của chúng sẽ tạo ra những đợt sóng lớn xô ập vào tảng băng để hất tung con hải cẩu xuống nước. Ảnh: Daily Mail

Chia sẻ trên DailyMail, ông cho biết cá voi sát thủ luôn biết trước chúng có thể hất con hải cẩu xấu số xuống nước hay không, và khi chúng đã phối hợp với nhau, thường thì chúng luôn thành công. “Thỉnh thoảng lắm mới có một con hải cẩu bị hất xuống nước nhưng trốn thoát được trong lúc hỗn loạn. Nhưng nói chung kịch bản đó hiếm khi xảy ra. Từ những nghiên cứu về cá voi sát thủ trước đây, chúng tôi đã biết giữa chúng có sự “tương tác xã hội” nhưng mức độ thông minh của chiến thuật săn mồi này vẫn khiến chúng tôi sửng sốt”, Tiến sĩ Pitman bình luận.

Bức tường nước do cá voi tạo ra sẽ đổ ập xuống tảng băng và cuốn phăng con mồi khỏi vị trí an toàn. Ảnh: Daily Mail

Cùng với đồng nghiệp là Tiến sĩ John Durban, Tiến sĩ Pitman đã hỗ trợ đội quay của BBC thực hiện bộ phim tài liệu Frozen Planet – dự kiến trình chiếu trên TV vào cuối tháng này. Họ đã dành nhiều tuần lễ theo dấu và ghi lại hành vi săn mồi ở vùng biển băng giá ngoài khơi bán đảo Nam cực.

Con hải cẩu bất lực chứng kiến bức tường nước lôi nó xuống nước. Ảnh: Daily Mail

Trong một vụ tấn công, bầy cá voi đã xếp thành đội hình tấn công và lao thẳng đến tảng băng có hải cẩu từ khoảng cách xa tới 35m. Chúng tạo nên những đợt sóng cao liên tiếp dồn về phía trước, xô đẩy mạnh tảng băng.

Cuộc chơi kết thúc: Con hải cẩu cố gắng trong tuyệt vọng để trèo lại lên tảng băng, trong lúc cá voi sát thủ đã áp sát. Ảnh: Daily Mail

Khi tiến sát đến tảng băng, chúng lặn sâu xuống bên dưới và quẫy đuôi thật mạnh để tạo thành những xung động rộng và những đợt sóng cao đổ ập xuống mặt băng. Con hải cẩu sẽ bị sóng nước kéo tuột xuống biển nơi bầy cá voi có thể tóm được con mồi, dìm nó ch*t chìm trước khi “làm tiệc”.

Với những con hải cẩu cố gắng trốn giữa các tảng băng trôi sau khi bị kéo xuống nước, bầy cá voi sẽ quẫy đuôi để tạo nên những đợt sóng cao dồn dập nhằm xua băng trôi ra chỗ khác và khiến nạn nhân phải lộ mình.

1

Theo Trọng Cầm/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/xem-ca-voi-sat-thu-lap-muu-san-moi-44022.html

Theo Trọng Cầm/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/xem-ca-voi-sat-thu-lap-muu-san-moi/20210211104405085)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra trên khắp thế giới, để bảo vệ các quan điểm nhân đạo, không sử dụng các loại động vật dưới đây, trong chế biến thực phẩm.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Qua bản thảo bạn gửi cho tôi, tôi cho rằng đối với bạn hai con cá voi cỡ vừa không phải là một lượng quá đáng
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY