Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xem mạch chẩn bệnh trong Đông y

Xem mạch là một việc làm khoa học và tinh tế của Đông y. Việc xem mạch là để người thầy Thu*c chẩn đoán bệnh thuộc âm chứng hay dương chứng...

Bộ vị xem mạch

Bộ vị xem mạch là ở chỗ mỏm xương quay nhô lên ở phía sau bàn tay, gọi là bộ vị mạch quan. trước bộ quan là bộ thốn thuộc dương, phía sau bộ quan là bộ xích thuộc âm. khi xem mạch đặt ngón tay giữa ở bộ quan, hai ngón tay còn lại đặt ở bộ xích và bộ thốn. nếu ở 3 bộ trên không thấy mạch ở bộ vị -thốn - khẩu, thì tìm mạch chếch ra ngoài cánh tay mới thấy mạch đập, thường gọi là mạch phản quan. có trường hợp cả hai tay đều có mạch phản quan, nhưng cũng có trường hợp chỉ có một tay. trường hợp này rất ít gặp, thường do lỗi cấu trúc phủ tạng ở bên trong thuộc về S*nh l*, không thuộc bệnh lý.

Sự biến hóa của tạng phủ bên trong đều phản ánh trên thốn khẩu. Đồng thời mỗi tạng phủ đều có bộ vị trên thốn khẩu như: Bộ Thốn bên tay trái (tả) thuộc tâm và tiểu tràng, Bộ Quan thuộc can và đởm, Bộ Xích thuộc thận và bàng quang, cũng có sách ghép tiểu trường vào tả xích. Bộ Thốn bên tay phải (hữu) thuộc phế và đại tràng, bộ Quan thuộc tỳ và vị, bộ Xích thuộc mệnh môn hỏa, cũng có sách ghép cả đại tràng vào bộ xích bên tay phải.

Vị trí 3 bộ: Thốn, Quan, Xích.

Vị trí 3 bộ: Thốn, Quan, Xích.

Phương pháp thất chẩn và cửu hậu

Để chẩn đoán được bệnh tật trong phủ tạng các thầy Thu*c đông y thường dựa vào phương pháp “thất chẩn” và “cửu hậu”.

thất chẩn là 7 thủ pháp xem mạch đó là: phù, trung, trầm, thượng, hạ, tả, hữu. phù là đặt nhẹ tay lên tay bệnh nhân đã thấy mạch đập, mạch này thường thuộc chứng ngoại cảm. trung là đặt tay ấn nhẹ xuống mới thấy mạch phần nhiều bệnh thuộc tỳ vị hư yếu. mạch trầm là ấn tay mạnh xuống mới thấy mạch, bệnh phần nhiều thuộc phần lý, hoặc bệnh do nội nhân thất tình (bảy tình chí). mạch thượng là chỉ mạch ở bộ thốn, mạch hạ là chỉ mạch ở bộ xích, mạch hữu là mạch ở tay phải, thuộc các tạng phủ của hệ khí, mạch tả là mạch bên tay trái thuộc các tạng phủ của hệ huyết. như vậy thất chẩn là sự tinh tế của 3 đầu ngón tay của người thầy Thu*c để phán đoán bệnh. thượng, hạ, tả, hữu là để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

cửu hậu: là qua 3 bộ thốn, quan, xích, khi xem mạch phải qua 3 thủ pháp. ấn nhẹ tay để xem có mạch phù không, ấn hơi nặng tay để xem có mạch trung không, ấn nặng tay để xem có mạch trầm không, mỗi thủ pháp phải để tay đủ 5 lần đập của mạch mới bỏ tay ra. như vậy mỗi tay có 3 bộ thốn, quan, xích, mỗi bộ có 3 hậu phù, trung, trầm như vậy 3 nhân 3 là chín (3x3) mới có tên gọi là 3 bộ chín hậu. hậu ở đây là chắc chắn, kỹ càng của phương pháp xem mạch. ngoài chẩn đoán bệnh qua thất chẩn cửu hậu qua mạch thốn khẩu. mạch thốn khẩu còn có ý nghĩa chẩn đoán bệnh toàn thân. bệnh từ hung (cơ hoành) đến đỉnh đầu thường biểu hiện ra ở bộ thốn, bệnh từ hung cách đến thần khuyết (lỗ rốn) thường biểu hiện ra ở bộ quan. bệnh từ thần khuyết đến bàn chân biểu hiện ra bộ xích. bệnh nửa người bên phải thường dựa vào mạch của 3 bộ thốn quan xích bên phải. bệnh nửa người bên trái dựa vào mạch của 3 bộ thốn quan xích bên trái. như vậy bệnh ở bộ phận nào của cơ thể thì mạch thường tương ứng với một bộ của mạch thốn khẩu. nếu đau ở mạng sườn bên phải thì mạch bộ quan bên tay phải thường huyền hoặc khẩn.

Mạch của ngũ tạng: căn cứ vào 3 hậu phù, trung, trầm để quan sát, mạch phù thường xuất hiện ở tạng phế và tạng tâm, mạch trung thường xuất hiện bệnh ở tỳ vị, mạch trầm thường biểu hiện ở can thận. Đó là những nguyên tắc chung. Nhưng cụ thể của từng tạng thì phải xem xét cho thật kỹ: Mạch phù của tạng tâm bao giờ cũng kiêm đại mà tán, khi ấn đầu ngón tay xuống thì thấy đại (khuếch đại) mà nhuyễn. Mạch phù của phế thường đi đôi với sáp mà đoản, ấn nhẹ đầu ngón tay xuống thấy trệ (sáp), nếu ấn mạnh thì thấy mạch đoản mà sác, có nghĩa là mạch đập dồn dập nhưng nhịp ngắn. Mạch của tạng can khi đặt tay nhẹ thấy trầm, nhưng ấn tay mạnh một tí thấy mạch huyền, sức đi của nó căng mà khỏe. Mạch của tạng thận khi đặt tay lên bộ Xích thấy trầm, khi ấn nhẹ tay thấy mạch thực kiêm nhuyễn, có khi hoạt. Mạch của tỳ vị thì không nhanh, nhưng cũng không chậm, có nghĩa là mạch đi vừa phải, hòa hoãn.

Trên đây giới thiệu mạch bình thường của năm tạng, đối với cơ thể con người. Mạch tượng còn lệ thuộc vào thiên nhiên, với khí hậu bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mạch tượng của người bình thường cũng có sự thay đổi theo mùa. Rồi mạch của hệ khí, hệ huyết cũng đi khác nhau như mạch thận thì có mạch của thận âm, thận dương, mạch của mệnh môn hỏa...

Trong bát cương, bát pháp, trong tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết để tìm ra bệnh của đông y thì xem mạch là khó nhất, đòi hỏi sự nhạy cảm của người thầy Thu*c, với sự tinh tế và kinh nghiệm nghề nghiệp. chẩn đoán bệnh ở phủ tạng nào thì phải xem mạch kỹ ở tạng phủ đó thật chính xác để điều trị có kết quả.

TTND.BS. Phương Thảo (Nguyên Chủ tịch TW Hội Đông y ViệtNam)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xem-mach-chan-benh-trong-dong-y-n175581.html)
Từ khóa: Xem mạch

Chủ đề liên quan:

đông y Xem mạch

Tin cùng nội dung

  • Trong việc chữa bệnh vô sinh, hiếm muộn, bên cạnh các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, còn có những bài Thu*c hay của y học cổ truyền.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY