Hô hấp hôm nay

Xét nghiệm cấy đàm dương tính, có lây bệnh lao phổi cho chồng con?

Kết quả nuôi cấy đàm được 20 ngày là dương tính. Mangyte ơi, như vậy bệnh lao phổi của tôi có lây sang người thân trong gia đình không ạ?
Chào AloBacsi,

Tôi năm nay 40 tuổi. Tôi thấy trong họng mình hay có đờm nhầy màu trắng thường hay phải khạc ra liên tục, gây khó chịu và mất vệ sinh. Mới đầu tôi chỉ nghĩ là bệnh lý bình thường. Mãi không thấy thuyên giảm mặc dù vệ sinh răng miệng tôi đảm bảo luôn sạch sẽ. Rồi nhiều ngày tôi hay thấy bị sốt nhẹ thất thường hàng ngày tôi nghi lao phổi.

Cách đây 20 ngày tôi quyết định đến viện phổi khám các xét nghiệm đờm lấy kết quả trong ngày đều là âm tính. Kết quả đờm 10 ngày cũng âm tính. Đến khi kết quả nuôi cấy đàm 50 ngày thì nuôi cấy được 20 ngày thì BV gọi điện thông báo kết quả nuôi cấy đàm được 20 ngày thì phát hiện dương tính. Họ hẹn mồng 3 tôi lên BS xem có kháng thuộc không nhưng tôi bận việc gia đình chưa đi được.

AloBacsi cho tôi hỏi như vậy bệnh lao phổi của tôi có lây sang người thân trong gia đình không ạ? Tôi bây giờ vẫn ăn cùng mâm mọi người. Chỉ gắp thức ăn ra riêng bát khác thôi và tôi vẫn ngủ chung giường với chồng và con. Con tôi 15 tuổi rồi ạ.BS tư vấn giúp tôi với ạ. BS ơi, tôi có phải ăn kiêng gì không ạ? BS viện phổi cho tôi dùng Thu*c lao đã 10 ngày rồi. Vì chụp X quang BS có nghi là theo dõi lao phổi. Cảm ơn BS nhiều ạ.

(Nguyen Que - quenguyen…@gmail.com)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào chị,

Xét nghiệm cấy đàm mà chị đang nhắc đến có thể là cấy MGIT (multi growth indicator tube), đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Vì vậy, những trường hợp nghi ngờ lao phổi nhưng xét nghiệm đàm thông thường không phát hiện được vi trùng lao, bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm này. Khi xét nghiệm này cho kết quả dương tính, hình ảnh tổn thương trên Xquang phù hợp thì kết luận chị đã nhiễm lao phổi.

Vậy trong thời gian này, đặc biệt là 2 tháng đầu điều trị, chị nên mang khẩu trang, và hạn chế tiếp xúc gần với người thân và những người xung quanh. Nên giữ khoảng cách khoảng 3 m để tránh lây lan. Chị cũng nên tập thể dục để tăng cường sức khoẻ và uống Thu*c đúng giờ, không bỏ Thu*c sẽ giúp ích cho điều trị và hạn chế kháng Thu*c.

Thân mến!

BS Cao Thị Lan Hương
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/xet-nghiem-cay-dam-duong-tinh-co-lay-benh-lao-phoi-cho-chong-con-n311699.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dự phòng được, gây ảnh hưởng chủ yếu ở phổi. Vi khuẩn bệnh lao lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí khi ho hoặc hắc hơi.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY