Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân điều trị nội trú

Một số bạn đọc hỏi: Bệnh nhân điều trị nội trú được xét nghiệm Covid-19 như thế nào, định kỳ mấy lần trong một tuần?

Điều 2, công văn số 5028/byt-khtc của bộ y tế ban hành ngày 23/6/2021 về hướng dẫn nguồn kinh phí chi trả xét nghiệm covid-19 khi tăng cường xét nghiệm tại các cơ sở khám, chữa bệnh nêu rõ, các đối tượng thực hiện xét nghiệm covid-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh gồm:

- Người bệnh nội trú.

- Người bệnh khám ngoại trú và có quyết định chuyển vào điều trị nội trú.

- Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám, chữa bệnh.

- Người chăm sóc người bệnh (tối đa không quá 2 người luân phiên).

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế mà thuộc một trong các đối tượng nêu trên.

Theo đó, người bệnh đang điều trị nội trú được thực hiện xét nghiệm covid-19 định kỳ 7 ngày/lần. trường hợp có ca mắc covid-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng. ngoài ra, đối với người nhà chăm sóc bệnh nhân nội trú dưới 7 ngày hoặc 3 ngày cũng được 1 lần xét nghiệm, từ 3 ngày hoặc 7 ngày trở lên thì được 2 lần xét nghiệm.

Công văn cũng quy định về tần suất xét nghiệm covid-19 của các đối tượng khác như: cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám, chữa bệnh xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần; người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú xét nghiệm ngay khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú…

Việc xét nghiệm covid-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh được chi trả dựa trên 2 nguồn kinh phí quỹ bhyt và ngân sách nhà nước.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/xet-nghiem-covid-19-cho-benh-nhan-dieu-tri-noi-tru-5655710.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY