Hô hấp hôm nay

Xét nghiệm đàm bao lâu có kết quả, Mangyte ơi?

Xét nghiệm đàm bao lâu có kết quả? Mong Mangyte trả lời sớm giúp em.
Xin BS cho em hỏi thử đàm bao lâu có kết quả?

(Hồ Diễm - hodiem…@gmail.com)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Hồ Diễm thân mến,

Việc xét nghiệm đàm đểtìm vi khuẩn lao sẽ có rất nhiều loại xét nghiệm từ đơn giản đến rất chuyênsâu, không rõ kiểu xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao bạn muốn hỏi thuộc loại nào.

Do đó, để giải đáp thắcmắc xét nghiệm đàm bao lâu có kết quảcủa bạn, AloBacsi xin được cung cấp thông tin như sau:

Soi đàm tìm AFB (Acid -Fast Bacilii) nghĩa là soi đàm tìm trực khuẩn kháng acid do vi khuẩn lao khôngbắt màu Thu*c nhuộm thông thường như những con vi khuẩn khác. Để tăng độ chínhxác của xét nghiệm, đàm phải được lấy nhiều mẫu và trong 3 ngày liên tiếp, vàolúc sáng sớm chưa ăn uống (ngoại trừ nước lọc) và không dùng dung dịch súc miệng.Đối với lao phổi AFB ( ) cần 2 mẫu đàm AFB ( ) hoặc 1 mẫu đàm AFB ( ) cộng thêmtổn thương nghi lao trên Xquang phổi. Đối với lao phổi AFB (-) cần 6 mẫu đàmAFB (-). Hiện nay, để thuận tiện cho bệnh nhân, các mẫu đàm có thể thực hiện vàcó kết quả trong cùng ngày khám.

Cấy đàm tìm vi khuẩnlao có độ nhạy rất cao so với soi đàm tìm AFB nên được làm trong trường hợp soiđàm AFB (-). Cấy đàm và làm kháng sinh đồ lao được làm khi nghi ngờ lao khángThu*c. Việc cấy này có thể có kết quả chắc chắn không có vi trùng lao trong 3tháng.

Do việc cấy và làmkháng sinh đồ lao tốn rất nhiều thời gian nên xét nghiệm Hain Test ra đời có ýnghĩa rất lớn trong lao kháng Thu*c. Hain test dựa trên kỹ thuật sinh học phântử  khuyếch đại đoạn gen (PCR) qua đóphát hiện các gen đột biến với Rifampicin và Isoniazid. Haintest được thực hiệntrên những mẫu đàm AFB ( ), cho kết quả nhanh trong ngày.

Ngoài ra, gần đây Chươngtrình chống lao quốc gia đã triển khai kỹ thuật XpertMTB/RIF giúp chẩn đoánnhanh bệnh lao và đặc biệt là lao kháng Rifampicine, kết quả au 2 giờ.Đây là công nghệ xét nghiệm lao bằng ADN nhạy nhất hiện nay, với độ chính xáchơn 90% và là một vũ khí lợi hại để phát hiện lao đa kháng Thu*c.

Bạn cần lưu ý, vào ngày hôm trước khi đi lấy đàm, uống nhiều nước và nếu cần có thể uống Thu*c long đàm. Buổi sáng thức dậy, không dùng chất sát trùng hay dung dịch súc miệng khi vệ sinh răng miệng, không được ăn uống (có thể uống nước lọc).

Sau khi thăm khám, bạn sẽ được nhận 1 lọ nhựa đựng mẫu đàm, 1 ly và khăn giấy. Lấy mẫu đàm đạt chất lượng sẽ giúp kết quả xét nghiệm được chính xác. Cụ thể:

- Súc miệng với nước lọc
- Hít thở sâu 2 - 3 lần, nín thở vài giây và thở ra chầm chậm
- Hít hơi vào thật sâu, ho mạnh cho đến khi có đàm trong miệng, rồi nhẹ nhàng nhổ hết đàm vào cốc vô khuẩn.
- Đậy nắp cốc đàm, xoáy chặt.
- Chuyển mẫu đờm đén nơi làm xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Mẫu đàm đạt chất lượng tốt phải là đàm đặc khạc sâu từ trong phổi, số lượng ít nhất 2 ml trở lên. Nếu là nước bọt phải yêu cầu lấy lại bệnh phẩm.

Hy vọng với những thôngtin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải tỏa được thắc mắc xét nghiệm đàm baolâu có kết quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy gửi lại cho AloBacsi để được giảiđáp hoặc liên hệ trực tiếp đến bệnh viện đa khoa tại nơi bạn sinh sống để đượctư vấn cụ thể hơn nhé!

Trân trọng!

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/xet-nghiem-dam-bao-lau-co-ket-qua-alobacsi-oi-n382343.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY