Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Xơ vữa động mạch - bệnh phổ biến về tim mạch

Hiện nay, số người mắc các bệnh về tim, mạch ngày càng lớn, trong đó có xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, ít người hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh này. Cùng chúng tôi trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để tư vấn về xơ vữa động mạch.

Phẫu thuật cho bệnh nhân xơ vữa động mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

- Xin bác sĩ cho biết về bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân gây bệnh?

+ hệ thống động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim mang oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. bệnh là từng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. các nghiên cứu cho rằng: khởi đầu của việc tạo thành mảng xơ vữa có thể do tổn thương các tế bào nội mạc mạch máu. mà những tác nhân có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu thường là: huyết áp tăng; mức độ lipid cao trong máu; hút Thu*c lá; đường huyết cao, béo phì... mảng xơ vữa được tạo thành do việc lắng đọng và tích tụ các chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác được tìm thấy trong máu lên thành mạch, hiện tượng này xảy ra ngay từ khi ở tuổi trưởng thành và theo thời gian, mảng xơ vữa cứng lại, dày lên và làm hẹp lòng động mạch, hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể.

Xơ vữa có thể xảy ra ở nhiều hệ thống động mạch, đặc biệt là hệ thống mạch lớn như: mạch cảnh, mạch vành, chủ, mạch chi dưới…. khi có tác động của một số yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, hút Thu*c lá hoặc bị stress tâm lý…) gây nên tình trạng nứt vỡ các mảng xơ vữa sẽ thu hút tiểu cầu có trong máu đến tập kết và hình thành các cục máu đông gây lấp kín thành mạch nơi mà lòng mạch đã vốn dĩ đã bị hẹp sẵn bởi các mảng xơ vữa.

- Bệnh có biểu hiện như thế nào, thưa bác sĩ?

+ Các triệu chứng xơ vữa động mạch biểu hiện tùy thuộc vào vị trí động mạch bị tổn thương.

Nếu mảng xơ vữa ở tim (động mạch vành), người bệnh thường có triệu chứng: đau thắt ngực, nhất là khi gắng sức, cảm xúc mạnh; đỡ đau khi nghỉ ngơi.

khám sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện xơ vữa động mạch. (trong ảnh: kiểm tra sức khoẻ tim, mạch cho tại bệnh viện đa khoa tỉnh)

Nếu mảng xơ vữa ở cung cấp máu cho não (động mạch cảnh), người bệnh có thể có các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu não như: hoa mắt chóng mặt, tê bì hoặc yếu ở một bên tay, chân, khó nói hoặc nói ngọng, mất thị lực tạm thời ở một mắt hoặc méo miệng... những dấu hiệu của cơn thiếu máu thoáng qua, nếu không được điều trị, có thể diễn tiến thành cơn đột quỵ.

Còn khi xơ vữa mạch chi dưới sẽ có biểu hiện các triệu chứng của bệnh ngoại vi như: đau chân khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ; chi lạnh, teo cơ, da khô do giảm máu nuôi dưỡng. mạch chi dưới bắt yếu hoặc không bắt được.

Nếu mảng xơ vữa ở động mạch thận, bạn sẽ bị cao huyết áp hoặc suy thận.

Xơ vữa động mạch chủ bụng hay chủ ngực là nguy cơ gây ra phình động mạch chủ, thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu vỡ phình động mạch chủ. các triệu chứng có thể gặp là: đau ngực, đau lưng; có thể khàn tiếng, nuốt khó; hội chứng tĩnh mạch chủ trên (phù mặt, cổ, chi trên); cũng có thể thấy đau bụng, khối ở bụng đập theo nhịp của tim.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch, bao gồm: tiền sử gia đình, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì, đái tháo đường, hút Thu*c lá, ít vận động hoặc do sai lầm trong ăn uống: nhiều đường, nhiều mỡ, nước ngọt, bia rượu...

- Khi bị xơ vữa động mạch có điều trị được không, cách phòng bệnh ra sao, thưa bác sĩ?

+ để chẩn đoán chính xác, cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm, siêu âm hệ thống mạch máu và có thể chụp dựng hình hệ thống động mạch. đặc biệt để sớm phát hiện bệnh, việc khám sức khoẻ định kỳ về tim mạch là hết sức cần thiết bởi nếu để muộn bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim. nhồi máu não gây đột quỵ, vỡ phình động mạch chủ hoặc tắc mạch chi phải cắt cụt..., thậm chí Tu vong.

Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể, phù hợp. có những trường hợp điều trị nội khoa để kiểm soát huyết áp; kiểm soát mỡ máu và kiểm soát đường huyết; sử dụng các Thu*c làm ổn định mảng xơ vữa. những trường hợp nặng cần can thiệp nội mạch: đặt stent mạch vành, mạch cảnh, mạch chi... thậm chí, có trường hợp cần tiến hành phẫu thuật bóc nội mạc mạch cảnh, bắc cầu nối mạch chi, bắc cầu nối chủ- vành, thay đoạn chủ…

Để phòng bệnh, mọi người cần bỏ hút Thu*c lá, kiểm soát huyết áp tốt; tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chế độ ăn cần nhiều rau xanh, ít mỡ động vật. Uống Thu*c và kiểm tra huyết áp thường xuyên, giảm cân, kiểm soát đường máu, điều trị rối loạn lipid máu...

- Xin cám ơn bác sĩ!

Nguồn: Sở Y tế Quảng Ninh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d63a0ac33308523890a8923)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY