Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Xoá bỏ mặc cảm tự ti vì “bệnh khó nói

Lối sống hiện đại trong ăn uống, sinh hoạt cùng với đặc thù công việc dẫn đến ngày càng nhiều người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên vì ở vị trí nhạy cảm và diễn tiến bệnh cũng không quá nghiêm trọng nên nhiều người ngại thăm khám.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ

Những người ngồi lâu như nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao (ảnh minh hoạ)

Những người có thói quen ngồi lâu, ngồi nhiều như lái xe, công nhân may mặc, điện tử, những người thường xuyên chơi game, nhân viên văn phòng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường. Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, tính chất công việc thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài, mang vác nặng khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu trực tràng, gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng cũng gây ra bệnh trĩ.

Tự ti vì mắc “bệnh khó nói”.

Những triệu chứng ban đầu của trĩ bao gồm: sưng tấy, ngứa hậu môn, đi đại tiện có lẫn máu, máu thấm ra giấy vệ sinh, không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý người mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên vì ở vị trí nhạy cảm, hầu hết người bệnh đều tự tìm hiểu và điều trị, mãi cho đến khi bệnh diễn tiến nặng hơn (giai đoạn 3 - 4) bệnh nhân mới tìm gặp bác sĩ điều trị. Nhiều phụ nữ vì e ngại nên cứ âm thầm chịu đựng đến vài năm liền. Khi không chịu nổi cơn đau rát vùng hậu môn, đặc biệt là cảm giác đau són mỗi lần đi đại tiện, các chị em mới đến bệnh viện. Ở giai đoạn này các phương pháp điều trị tự nhiên rất khó chữa khỏi mà phải sử dụng đến các phương pháp điều trị xâm lấn, tốn kém hơn và cũng đau đớn hơn.

Tự ti vì mắc “bệnh khó nói” (ảnh minh hoạ)

Một trong những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, chị N (Nhân viên văn phòng – Củ Chi) tâm sự: “Bệnh trĩ làm tôi mất tự tin trong giao tiếp. Các triệu chứng cứ kéo dài và dai dẳng khiến tôi luôn trong trạng thái “thấp thỏm”, “bứt rứt”. Mỗi lần đi vệ sinh là một cơn ác mộng đối với tôi”. Thế nhưng không phải hoàn toàn không có cách tự điều trị bệnh trĩ!

Giải pháp xóa bỏ mặc cảm tự ti vì bệnh trĩ

Đối với những người mới mắc bệnh trĩ, các bác sĩ khuyến cáo có thể tự chữa trị bệnh tại nhà bằng các phương pháp như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế các thực phẩm cay, nóng, tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào một khung giờ nhất định. Thêm vào đó, việc vệ sinh vùng bệnh trĩ cũng rất quan trọng, cần chú ý giữ gìn vệ sinh khu vực này cẩn thận kết hợp với ngâm nước ấm (40 - 42 độ C) mỗi ngày khoảng 3-5 phút. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng những loại Thu*c giúp trợ tĩnh mạch, bảo vệ mạch máu, tăng sức bền thành mạch và bảo vệ sợi collagen giúp cải thiện mô nâng đỡ quanh hậu môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xoa-bo-mac-cam-tu-ti-vi-benh-kho-noi-n159468.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY