Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xử phạt hơn 300 cơ sở thực phẩm với số tiền hơn 700 triệu đồng trong vòng 3 tháng

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, sau 3 tháng triển khai mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Đến nay các đoàn thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đã tiến hành xử phạt hơn 300 cơ sở với số tiền hơn 700 triệu đồng.

Cụ thể, tính đến ngày 20/9, 29/30 quận, huyện, thị xã đã tiến hành thanh tra 310 cơ sở thực phẩm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 96 cơ sở với số tiền hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, có 18/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn tại tuyến xã, phường, thị trấn. Kết quả, 131/584 xã, phường, thị trấn đã tiến hành thanh tra 859 cơ sở thực phẩm, trong đó xử phạt 206 cơ sở với số tiền phạt hơn 408 triệu đồng.Điển hình kết quả một số quận, huyện triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn như quận Nam Từ Liêm. Sau 3 tháng, quận đã thanh tra 159 cơ sở, xử phạt 61 cơ sở với số tiền xử phạt là hơn 100 triệu đồng. Quận đã tổ chức lấy 15 mẫu xét nghiệm chuyên sâu. Quận Hoàn Kiếm đã thanh tra 24 cơ sở. Trong đó, quận thanh tra 6 cơ sở, phường thanh tra 15 cơ sởvới số tiền xử phạt là 14 triệu đồng. Quận Long Biên đã tiến hành thanh tra 288 cơ sở, xử phạt 75 cơ sở với số tiền là hơn 151 triệu.

Tất cả 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP

Theo TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội , để đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực tham gia công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tuyến cơ sở, thành phố đã tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ thanh tra cho gần 4.000 công chức, viên chức và đào tạo cấp chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm tiến hành xét nghiệm cho 1.240 người. Đến nay, 100% các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có đủ lực lượng để thành lập từ 1-2 đoàn thanh tra tiến hành thanh tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

“Thành phố đã có kinh nghiệm qua việc thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn tại 5 quận, huyện và 10 xã, phường, thị trấn từ năm 2016. Đây là thuận lợi để cho việc mở rộng thí điểm lực lượng thanh tra tại 100% quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đạt được mục tiêu đề ra”, Ông Chung chia sẻ.Được biết, thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện thí điểm triển khai công tác thanh tra chuyên ngành an toàn một cách bài bản, hiệu quả và được Chính phủ đánh giá cao. Ngoài ra, từ năm 2016, thành phố đã có 5 quận, huyện và 10 xã, phường triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn và đến nay, những đơn vị này tiếp tục triển khai khá tốt nhiệm vụ này. Nhờ đó, trong 9 tháng của năm 2019, thành phố chưa để xảy ra vụ ngộ độc lớn với nhiều người mắc.

Để thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu thời gian tới các cuộc thanh tra phải thực hiện đúng quy trình thanh tra, công tâm, khách quan giữa các cơ sở, xử phạt nghiêm với các cơ sở có vi phạm, công khai các cơ sở vi phạm. Đặc biệt, lãnh đạo các quận, huyện, xã, phường khi triển khai thanh tra an toàn phải bảo đảm đích thân các Chủ tịch, Phó Chủ tịch cấp quận, huyện phải đi kiểm tra an toàn ít nhất 1 lần/tháng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra 1 lần/tuần. Ngoài ra, các quận, huyện phải thực hiện 1 tháng/lần tổ chức giao ban, đánh giá công tác triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm...

Văn Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sau-3-thang-trien-khai-mo-rong-thi-diem-thanh-tra-attp-xu-phat-hon-300-co-so-voi-so-tien-hon-700-trieu-dong-n164643.html)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY