Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xử trí rối loạn stress sau sang chấn

Rối loạn stress sau sang chấn (post traumatic stress disorder -PTSD) là một hội chứng phản ứng cho hành vi bạo lực hay sự kiện chấn động...
rối loạn stress sau sang chấn">rối loạn stress sau sang chấn (post traumatic stress disorder -PTSD) là một hội chứng phản ứng cho hành vi bạo lực hay sự kiện chấn động như chứng kiến hành vi tấn công T*nh d*c, T*i n*n, ẩu đả, thảm họa thiên nhiên hoặc cái ch*t đột ngột của người thân yêu. PTSD có thể cũng xuất hiện ở người có bệnh lý nghiêm trọng và đang được điều trị. Điều trị và can thiệp lâm sàng là cần thiết để hạn chế hình thành bệnh tâm thần và biến chứng, sự cách ly xã hội, trượt dốc dẫn đến rối loạn các chức năng đời sống.

Nguy cơ hình thành PTSD

Tiền sử gia đình có người mắc lo âu, bản thân thời niên thiếu bị lạm dụng, bị chia cắt với cha mẹ từ bé, thiếu sự hỗ trợ xã hội và đói kém, nữ giới, lạm dụng rượu và M* t*y, có rối loạn tâm thần trước đó, đặc biệt là mắc trầm cảm trước khi xảy ra sang chấn, có khả năng tiếp tục tiếp xúc với sang chấn, rối loạn giấc ngủ ví dụ chứng mất ngủ và buồn ngủ quá mức vào ban ngày chỉ diễn ra 1 tháng sau sang chấn, cảm giác mất chỗ dựa vào thời điểm xảy ra sang chấn, tăng cường độ phản ứng stress cấp tính, tổn thương não do sang chấn.

Biểu hiện lâm sàng

Cảm giác phiền toái, khó chịu phải thuật lại sang chấn, tái diễn những suy nghĩ, hình ảnh, giấc mơ khó chịu không gạt đi được, tránh gợi nhớ lại sang chấn, tăng cảm giác biệt lập, rối loạn giấc ngủ, bùng nổ cảm giác khó chịu, giận dữ. Khả năng tập trung kém, tăng sự cảnh giác với nguy hiểm. Phản ứng thái quá một cách bất ngờ, cảm xúc lạnh nhạt, các triệu chứng chia tách.Tránh né gợi nhớ những địa điểm, hành động, con người, sống chia tách và cảm xúc thờ ơ, lạnh nhạt. Không thể thực hiện chức năng giao tiếp, xã hội, nghề nghiệp. Kéo dài hàng tháng hay lâu hơn. Mất ngủ, cáu kỉnh, tăng cảnh giác, phản ứng làm lớn chuyện một cách thái quá.

Dễ chẩn đoán nhầm

PTSD có thể được chẩn đoán nhầm và điều trị không phù hợp. Bác sĩ cần nắm được bệnh sử chi tiết để phân biệt PTSD với những tình trạng bệnh khác như là: chấn động và vết thương vùng đầu, sảng, rối loạn co giật, lạm dụng rượu và chất trong tình trạng nhiễm độc cấp hoặc hội chứng cai, rối loạn nhân cách và giả bệnh. Rối loạn ngưng thở, có thể làm tăng lên các triệu chứng PTSD, bao gồm sự bất lực và ác mộng, phản ứng stress cấp. Trong một số trường hợp, đặc điểm phân biệt giữa tình trạng đồng mắc tâm thần và biểu hiện lâm sàng của PTSD trở nên mờ nhạt. Trong những tình huống này tham khảo ý kiến từ phía gia đình và xem xét cả những kênh thông tin khác có thể là cần thiết để phân biệt các triệu chứng PTSD với triệu chứng của các bệnh lý tâm thần đồng mắc.

Điều trị thế nào?

Điều trị PTSD sẽ bao gồm can thiệp bằng Thu*c và không dùng Thu*c, với việc tăng cường tập trung vào quản lý khủng hoảng và giải quyết vấn đề liên quan các tác nhân stess gần đây.

Điều trị bằng Thu*c: Lựa chọn Thu*c nào là phụ thuộc vào triệu chứng cụ thể và tình trạng tâm thần đồng mắc đã có từ trước. Liệu pháp hóa dược cho tình trạng đồng mắc tâm thần phải được lựa chọn cẩn thận để liệu pháp bổ sung nhắm tới các triệu chứng PTSD.

Chống trầm cảm: Ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), chống trầm cảm 3 vòng (TCAs) và các Thu*c chống trầm cảm khác (Thu*c chống trầm cảm không điển hình, MAOIs), các Thu*c chỉnh khí sắc có thể được sử dụng cho mục đích điều trị triệu chứng PTSD.

Điều trị không dùng Thu*c: Điều trị PTSD đòi hỏi hiểu biết về sinh học, tâm lý học, xã hội và trong một số còn cần sự can thiệp về mặt tôn giáo.

Điều trị trong thời gian dài: Sau 3 tháng đầu tiên tiến trình điều trị, PTSD cấp có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhóm hay cá nhân. Bệnh nhân PTSD mạn nên được theo dõi thường xuyên ít nhất 6 tháng trong đợt điều trị củng cố. Một số bệnh nhân PTSD, đặc biệt có rối loạn tâm thần đồng mắc, còn có nhiều triệu chứng tồn tại trong quãng thời gian dài hơn.

Với bệnh nhân phản ứng stress cấp, bắt buộc dùng Thu*c liên tục 6 đến12 tháng trước khi cân nhắc giảm liều dần. Bệnh nhân PTSD mạn có đáp ứng tốt, có thể tiếp tục điều trị 1 - 2 năm và bệnh nhân PTSD mạn có triệu chứng còn lại cần tiếp tục điều trị ít nhất 2 năm. Một số bệnh nhân sẽ phải duy trì cả điều trị Thu*c và liệu pháp không dùng Thu*c cho một giai đoạn mở rộng trên 2 năm.

Những lưu ý khi tiếp xúc với người bệnh

Tiếp cận một cách lịch sự, tôn trọng và lắng nghe có thể giúp nhìn nhận thực tế, hiểu và giao tiếp tốt với bệnh nhân trong buổi phỏng vấn. Tránh những động tác di chuyển hay tiếng động đột ngột trong buổi phỏng vấn vì nó có thể khiến bệnh nhân nhớ lại một chuyện hay cảm xúc không mong muốn. Điện thoại, báo thức và thiết bị điện tử bao gồm máy tính nên được để chế độ im lặng nếu có thể. Bệnh nhân nên được phép liên hệ các vấn đề của họ theo tốc độ suy nghĩ đang có. Bác sĩ lâm sàng có thể diễn giải, nhắc lại câu chuyện bệnh nhân kể để tìm ra sự thực và diễn đạt những thấu hiểu về khó khăn bệnh nhân đang chịu đựng. Thường thì bệnh nhân nhận thấy họ sẽ thoải mái khi thấy rằng phản ứng của họ đối với sang chấn mạnh đó được người khác thông cảm và họ sẽ không trở nên giận dữ.

PGS.TS. Cao Tiến Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xu-tri-roi-loan-stress-sau-sang-chan-n130355.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY