Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Xử trí tiêu chảy do loạn khuẩn ruột

Loạn khuẩn là hiện tượng rối loạn vi khuẩn do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại ở đường ruột.

Con tôi được 20 tháng tuổi, cháu bị sốt, ho, viêm mũi họng, lười ăn. Tôi cho cháu uống kháng sinh trong 7 ngày thì cháu khỏi bệnh nhưng cháu lại bị tiêu chảy (đi tiêu 4-5 lần/ngày, phân sống lỏng kéo dài đã 1 tuần nay). Tôi cho cháu đi khám, kết quả xét nghiệm phân của cháu là loạn khuẩn. Xin bác sĩ cho biết nên làm gì?

Nguyễn Thị Kim (Hà Nội)

Loạn khuẩn là hiện tượng rối loạn vi khuẩn do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại ở đường ruột. Một trong những nguyên nhân là do sử dụng kháng sinh vì kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột làm cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Trước tiên, nếu bé bị tiêu chảy mất nước, bạn cần cho bé uống oresol pha theo hướng dẫn ở bao bì và sau mỗi lần tiêu chảy thì cho cháu uống 100-200ml, uống từng ngụm bằng cốc, đồng thời bổ sung kẽm với liều lượng 20mg/ngày, uống kéo dài trong 14 ngày và uống men men vi sinh (probiotic) có tác dụng chống loạn khuẩn, kháng được nhiều loại kháng sinh phổ rộng, ức chế các vi khuẩn gây bệnh phát triển, tái lập cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường dung nạp thức ăn, cải thiện tình trạng tiêu chảy. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại men vi sinh khác nhau, tùy theo chủng lợi khuẩn hoặc nấm men. Một số men vi sinh còn bổ sung acid amin thiết yếu, vi chất dinh dưỡng và một số thành phần miễn dịch, có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy cải thiện tình trạng biếng ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phòng tránh suy dinh dưỡng.

PGS.BS. Đào Ngọc Diễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xu-tri-tieu-chay-do-loan-khuan-ruot-n132465.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY