Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Xuất tinh ra máu và cách khắc phục

Xuất tinh ra máu đối với nam giới không phải là hiếm. Đây là tình trạng có máu trong tinh dịch khi xuất tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc, cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu - Sinh d*c và các bệnh toàn thân khác.
Xuất tinh ra máu đối với nam giới không phải là hiếm. Đây là tình trạng có máu trong tinh dịch khi xuất tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc, cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu - Sinh d*c và các bệnh toàn thân khác.

Bình thường, tinh dịch (dịch ở đầu D**ng v*t khi xuất tinh) có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.

xuất tinh ra máu cần phân biệt với các trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh. Có nhiều người phàn nàn xuất tinh ra máu nhưng thực ra máu ở đây là do quan hệ quá mạnh, đặc biệt khi dùng bao cao su, sau khi xuất tinh thấy tinh dịch trong bao cao su có màu hồng. Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát. xuất tinh ra máu thực sự đáng quan ngại khi nó là triệu chứng của một bệnh thực thể.

Ngoài triệu chứng nhìn thấy máu trong tinh dịch, khi bị xuất tinh ra máu thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt, đau khi đi tiểu, có lẫn máu trong nước tiểu, đau khi xuất tinh, sưng hoặc đau đớn khu vực trên cơ quan Sinh d*c, sốt nhẹ, đau thắt lưng, đau bụng dưới, sưng, đau ở vùng tinh hoàn, bìu và vùng bẹn.

xuất tinh ra máu

Viêm và nhiễm khuẩn: Viêm là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu, có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... Trong đó các viêm nhiễm ở túi tinh được coi là nguyên nhân hàng đầu của xuất tinh ra máu (chiếm khoảng 40% các trường hợp). Thông thường túi tinh rất mỏng. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh: túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo. Hậu quả của quá trình này là gây xuất tinh ra máu. Trường hợp khác là khi bị viêm túi tinh, túi tinh bị phù, tắc nghẽn thì khi nam giới xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu cũng dẫn đến xuất tinh ra máu.

Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt, dịch của tuyến tiền liệt là một phần của tinh dịch. Nếu nam giới bị viêm tuyến tiền liệt sẽ làm tinh dịch bị biến đổi, cũng có thể khiến khi xuất tinh, tinh dịch có lẫn máu.

Các nguyên nhân gây viêm thường là nhiễm khuẩn, chấn thương, sỏi túi tinh hay canxi hóa tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gây viêm thường gặp là Enterrobacteria (chủ yếu là Escherichia coli), Chlamydia, vi khuẩn Gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virut.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn mở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạnh, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.

Tổn thương niệu đạo: Nếu tần suất quan hệ quá dày sẽ dẫn đến tuyến tiền liệt, túi tinh tắc nghẽn, cũng có thể dẫn đến xuất tinh ra máu. Đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫn đến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn đến xuất tinh kèm máu.

Ung thư: Các loại ung thư thường gặp phải kể đến ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho... dễ gây xuất tinh ra máu.

Thủ thuật gây chấn thương: xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn...

Các bệnh toàn thân: Các bệnh toàn thân có thể gây xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mạn...

xuất tinh ra máu?

xuất tinh ra máu tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng S*nh l* của nam giới nhưng người bệnh sẽ lo lắng và tâm lý nặng nề khi quan hệ T*nh d*c. Thông thường khi phát hiện tinh dịch có lẫn máu, nam giới thường chủ quan bỏ qua, để bệnh tự khỏi. Họ không biết được những nguy hại của xuất tinh máu gây ra vì xuất tinh ra máu thường liên quan đến một bệnh lý. Nếu cứ để lâu, bệnh nặng mới đi khám và điều trị thì thời gian điều trị sẽ lâu và tốn kém. Vì vậy khi thấy tinh dịch có lẫn máu, nam giới nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xuat-tinh-ra-mau-va-cach-khac-phuc-12920.html)

Tin cùng nội dung

  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY