Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Xương cá trôi vào bàng quang

TP HCM-Người đàn ông 60 tuổi đi khám vì tiểu gắt, bác sĩ bất ngờ phát hiện xương cá tạo thành ổ áp xe dính chặt vào bàng quang, gây viêm nhiễm nguy hiểm.

Bác sĩ Tô Quyền, quyền Trưởng khoa Ngoại Thận Tiết niệu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết bệnh nhân đến khám ngày 14/3, ngoài tiểu gắt buốt còn đau nhẹ và âm ỉ vùng bụng dưới bên phải. Siêu âm phát hiện một khối viêm ở cạnh phải bàng quang. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, khả năng có nhiễm trùng.

Bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (msct), ghi nhận dị vật mảnh dài khoảng 3,5 cm nằm ngoài phúc mạc, tạo thành khối viêm cạnh bên phải trước bàng quang. "không rõ dị vật xuất phát từ đâu, nội soi trong lòng bàng quang không thấy bất thường", bác sĩ quyền nói.

Hình ảnh ổ áp xe cạnh bên phải trước bàng quang, trên phim chụp MSCT. Ảnh: Lê Phương

Nghi ngờ dị vật xuất phát từ đường tiêu hóa, xuyên vào bàng quang tạo thành ổ viêm, các bác sĩ hội chẩn chuyên khoa ngoại tiêu hóa và ngoại tiết niệu, quyết định nội soi ổ bụng để thám sát. kết quả thám sát không ghi nhận thương tổn tiêu hóa, khối áp xe không dính ruột. vì khối áp xe dính chặt vào bàng quang, khó bóc tách bằng phẫu thuật nội soi nên ê kíp quyết định mổ mở, cắt bỏ khối viêm và một phần bàng quang.

Dị vật lấy ra từ khối áp xe là một mảnh xương cá dài, nhọn. Sau mổ, bệnh nhân diễn tiến tốt, các chỉ số sinh hiệu ổn định, nước tiểu trong, dự kiến xuất viện sau 7-10 ngày.

Dị vật là mảnh xương cá dài 3,5 cm được lấy ra ngoài. Ảnh: Lê Phương

Theo bác sĩ quyền, đây là trường hợp khá hiếm gặp, bởi thông thường các dị vật sắc nhọn thường đâm thủng đường ruột, người bệnh vào viện vì các triệu chứng tiêu hóa. ở bệnh nhân này, khả năng dị vật xương cá từ đường tiêu hóa đâm xuyên dần dần nên thành ruột tự lành, đến khi vào bàng quang mới gây triệu chứng đường tiểu.

"Nếu ổ áp xe không được phát hiện và xử trí, để lâu ngày sẽ tiếp tục làm mủ, nhiễm trùng tại chỗ, có thể vỡ ra, áp xe nặng, nhiễm trùng nặng thì có thể ảnh hưởng tính mạng", bác sĩ cho biết.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/xuong-ca-troi-vao-bang-quang-4440695.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY